Sự phát triển của nền y học và các trang thiết bị hiện đại đã khiến việc sinh mổ trở thành một biện pháp sinh nở phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn. Theo thống kê, tỷ lệ ca sinh mổ ở nước ta đang tăng dần theo mỗi năm, nhất là ở các thành phố lớn. Những điều cần biết sau khi sinh mổ, chăm sóc sinh mổ dưới đây sẽ là những thông tin khá bổ ích giúp chăm sóc các sản phụ vừa sinh mổ một cách tốt hơn. Bạn có quan tâm : Nên mua máy giặt hãng nào
Ngày nay, sinh mổ là biện pháp được áp dụng ở tất cả các quốc gia, giúp giảm thiếu tình trạng tử vong do sinh khó, giảm nguy cơ thai nhi ngạt thở, đồng thời giúp các mẹ bầu có thể chọn ngày lành tháng tốt cho bé ra đời. Sinh mổ là ca phẫu thuật lớn, do đó, cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tránh tình trạng nhiễm trùng.
Chăm sóc vết mổ
Trong tuần đầu tiên sau sinh, vết mổ vẫn chưa khô do đó các sản phụ sẽ được chăm sóc cẩn thận bởi các y tá và được bác sĩ cho uống nhiều loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh để tránh các biến chứng và nhiễm trùng. Bạn cần phải uống đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về giờ giấc và cả liều lượng. Nếu có nhiều cơn đau kéo dài ập đến vượt quá ngưỡng chịu đựng, hãy liên hệ với bác sĩ để xin thuốc giảm đau và đừng cố chịu, đừng nên lo ngại vì các loại thuốc này không hề gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Sang tuần thứ hai, các bác sĩ sẽ xem xét vết mổ và cắt chỉ nếu bạn dùng loại chỉ không tiêu. Trong thời gian này mẹ chỉ được dùng nước ấm vệ sinh người và tuyệt đối không được ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm xong, dùng bông nhẹ nhàng lau khô vết mổ, giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Nếu muốn dùng thuốc liền sẹo, tốt nhất nên đợi khoảng 1 tuần sau khi cắt chỉ. Nếu thoa thuốc sớm có thể gây nhiễm trùng.
Tư thế nằm
Để giảm bớt cơn đau, tư thế nằm nghiêng là tư thế thích hợp nhất cho bạn khi ngủ. Nằm nghiêng sang một bên và đặt một cái gối sau lưng sao cho cơ thể hợp thành với giường một góc 20-30 độ sẽ giúp giảm tối đa những va chạm, khiến mẹ thư giãn và không phải giật mình vì những cơn đau nữa.
Vận động, nghỉ ngơi
Sau khi sinh mổ, vết thương sẽ khiến bạn đau đớn, khó chịu, nhưng đừng nằm mãi trên giường. Một ngày sau khi sinh, hãy cố gắng ngồi dậy, vận động nhẹ hay đi bộ để giúp các chức năng bình thường của cơ thể hồi phục nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, tắc mạch máu. Tuy nhiên, nếu muốn tập thể dục hay chạy bộ, sản phụ cần phải đợi từ 6-8 tuần.
Mẹ cũng đừng cố nâng bé ra khỏi nôi mà hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ chồng hay người thân trong gia đình. Dù bé còn nhỏ và có trọng lượng nhẹ, nhưng việc cúi người hay ôm bé sẽ khiến vết mổ bị tổn thương.
Vệ sinh cơ thể
Sản phụ cần phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày để giữ cho vết mổ không bị nhiễm trùng. Có thể vệ sinh vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10%, giúp vết mổ sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng. Đừng lạm dụng các kinh nghiệm dân gian như đắp lá tỏi, đắp trầu vì nếu làm không đúng cách bạn sẽ khiến vết mổ viêm nhiễm. Cố gắng giữu vùng vết mổ luôn khô ráo, tránh làm ướt vết mổ, không chà mạnh lên vết mổ.
Dinh dưỡng
6 giờ sau khi mổ, sản phụ không được phép ăn bất cứ thứ gì vì dạ dày vẫn còn hoạt động yếu dưới tác động của thuốc dùng trong ca phẫu thuật. Ngày đầu sau khi sinh, mẹ chỉ nên uống nước lọc, uống sữa và ăn cháo lõng.
Thời gian sau, có thể ăn uống bình thường để cơ thể được cung cấp đầy chất dinh dưỡng. Ngoài các loại thực phẩm giàu đạm, canxi, sắt, cũng nên bổ sung thêm nhiều loại vitamin chất xơ từ các loại rau, củ, quả để tăng sức đề kháng, giảm tình trạng táo bón.
Để vết sẹo không bị lồi đừng ăn nhiều các thực phẩm như thịt gà, thịt bò, hải sản, rau muống..
Nên hạn chế ăn quá no và nên tránh các thực phẩm có mùi tanh như cá, ốc vì chúng gây ức chế quá trình ngưng tụ máu, không có lợi cho việc đông máu sau phẫu thuật, khiến vết thương lâu lành, thậm chí không lành được.
Lưu ý: Sau khi trở về nhà, không có bác sĩ bên cạnh, sản phụ và người nhà phải lưu ý những thay đổi cúa sức khỏe sau thời gian phẫu thuật để có sự chăm sóc kịp thời, đúng cách
Sốt: là phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Nhưng cần chú ý xem có phải do bạn mặc quá ấm, uống ít nước hay thường xuyên nằm than hay không? Hãy tăng cường uống nước, hạn chế mặc áo ấm và nên mở cửa phòng cho thoáng đãng, dễ chịu
Sản dịch: Dù bạn sinh mổ, sản dịch vẫn sẽ chảy ra ngoài âm đạo như khi sinh thường và đây là dấu hiệu cho thấy tử cung đang hồi phục tốt. Trong 3 hoặc 4 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ tươi, nhưng sau đó sẽ dần chuyển sang màu hồng rồi màu nâu. 10 ngày sau sản dịch sẽ có màu vàng hoặc không màu. Nếu không thấy sản dịch, sản dịch có mùi hôi hoặc vẫn giữ màu đỏ tươi sau nhiều ngày cần thông báo ngay với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết rất nguy hiểm
Vết mổ: Nếu vết mổ có những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng tấy, đỏ, chảy dịch vàng bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Nếu để quá lâu, tình hình xấu đi sẽ rất khó điều trị.
Hi vọng qua bài viết Những điều cần biết sau khi sinh mổ, chăm sóc sinh mổ trên, bạn đã biết được cách chăm sóc sản phụ sinh mổ đúng cách, tránh viêm nhiễm,. Chúc các bà mẹ luôn khỏe mạnh và sớm phục hồi sức khỏe.