Những điều cơ bản cần biết về phòng cháy chữa cháy

Hiện vấn đề tự trang bị cho mình những kiến thức phòng cháy chữa cháy là điều cần nên làm đối với mỗi cá nhân. Phòng cháy chữa cháy tốt sẽ đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của con người. Dưới đây là những chia sẻ về những điều cơ bản phòng cháy chữa cháy.

Xem ngay thang dây thoát hiểm nhà cao tầng >> https://naototnhat.com/thang-day-thoat-hiem.html

Cháy là gì ?

Cháy có thể được định nghĩa là một phản ứng oxy hóa, có tỏa nhiệt và phát sáng.

Để tạo ra sự cháy, cần có đầy đủ cả 3 yếu tố sau, đó là: chất cháy, nguồn oxy (>14%) và nguồn nhiệt thích ứng.

Ba dấu hiệu cơ bản để nhận biết đám cháy

Muốn có phương án phòng cháy chữa cháy hiệu quả thì cần phải biết các dấu hiệu cơ bản của đám cháy. Có như vậy mới có thể phát hiện cháy một cách kịp thời và có biện pháp ngăn chặn tốt nhất.

  • Mùi ( ví dụ: nếu đám cháy có mùi khét thì nguyên nhân sẽ do cháy điện, cao su; nếu đám cháy có mùi sốc chứng tỏ do khí SO2, SO3 và Clo gây nên)
  • Khói: đây là sản phẩm của sự cháy. Mỗi chất cháy khác nhau sẽ cho khói có màu sắc khác nhau.
  • Ánh lửa và tiếng nổ: Đây là dấu hiệu đặc trưng và dễ nhận biết nhất của đám cháy.

Phân loại đám cháy

Có thể phân loại đám cháy thành 5 loại như sau:

  • Đám cháy lớp A: là đám cháy chất rắn như vải, giấy, gỗ, rác,…
  • Đám cháy lớp B: Đây là loại đám cháy có vật cháy là các chất lỏng như xăng dầu, axeton, sơn,…
  • Đám cháy lớp C: là đám cháy hình thành do các thiết bị, sự cố liên quan tới điện.
  • Đám cháy lớp D: Loại đám cháy này bị gây ra bởi các kim loại và hợp kim dễ cháy.
  • Đám cháy lớp K: Đây là loại đám cháy thuộc khu vực bếp (thường xảy ra do dầu ăn hoặc chất béo động vật).

Vậy khi có cháy xảy ra bạn sẽ làm gì ?

1/ Kỹ năng thoát hiểm

Khi phát hiện đám cháy, phỏng đoán là cháy lớn hay nhỏ chỉ trong tích tắc. Và cố giữ lấy bình tĩnh để xử lý ( đa phần người chưa có kiến thức pccc thì thường hoảng loạn, và mất bình tĩnh thì bạn khó có thể thực hiện biện pháp pccc không thành công ). Các điều bạn cần nên làm trước mắt :

– Định hướng lối thoát hiểm, hành lan chạy ra ngoài, cần tập cho mình thói quen kiểm tra xung quanh khi đến một nơi mới. Việc này không tốn nhiều thời gian và sẽ giúp ta chế ngự được hoảng loạn, quyết định nhanh và hợp lý khi có hỏa hoạn. Bạn nên lưu ý đến đèn sự cố thoát hiểm https://codienlocphat.com/den-su-co-kentom.html

– Khi ngửi thấy mùi khói thì phải bò ra phía cửa, không nên chạy ngay khi bạn vẫn chịu đựng được khói. Vì sao? Vì bạn phải giữ gìn đôi mắt, lá phổi lâu chừng nào tốt chừng ấy. Khi mở cửa hãy dùng tay sờ mó nó, nếu cánh cửa hoặc tay nắm quá nóng chứng tỏ lửa đang cháy ở bên ngoài – Bạn hãy hé cửa từ từ và quan sát phía ngoài, đánh giá tình hình trong lúc tay bạn vẫn giữ cánh cửa.

– Khi chạy ra ngoài, bạn hãy men theo bờ tường để giữ được phương hướng trong hoảng loạn lửa và khói. Nếu bạn đi giữa hành lang, dòng người náo loạn sẽ xô ngã bạn – khi đến lối thoát và bước xuống cần nhớ là đi xuống chứ không phải bò xuống, tay vịn vào lang can, đừng xem nhẹ điều này vì dòng người sẽ đẩy ngã bạn và rất có thể bạn sẽ không gượng dậy được (vụ chập điện tại Công ty POUCHEN, do hoảng loạn chen lấn lẫn nhau làm hơn 50 công nhân bị thương, trong đó có gần 20 CN bị thương rất nặng do dẫm đạp lên nhau).

– Một mảnh vải xé vội từ áo, quần… thấm lên chút nước bịt vào mũi sẽ trở thành tấm mặt nạ phòng độc (nhớ nên xếp vải hình tam giác, một cạnh được ngậm vào miệng sẽ giúp lọc khí và dễ thở hơn). Tất nhiên là biện pháp tạm thời chịu đựng trong thời gian ngắn để chạy thoát ra khỏi nơi có khói lửa. Ngoài ra cũng có thể nín thở vài mươi giây khi khói độc tới, không la to vì sẽ bị ngạt khói ngay – khi chạy khỏi phòng nếu trong bàn làm việc có chai nước thì nên nhớ mang theo tưới lên khẩu trang hoặc mảnh vải mà bạn đã xé từ khăn hay áo quần… nó sẽ giúp chống phỏng và hít thở dễ dàng hơn.

– Khi lửa táp vào người, không được bỏ chạy bởi càng chạy lửa sẽ càng cháy mạnh. Hãy dùng vải, khăn, quần áo, mousse xốp, giấy thấm nước ốp mạnh quanh người lửa sẽ tắt.

– Trong khi thoát ra trong khói lửa, ta dùng 01 cái khăn, quần áo đã thấm nước xoay tròn cũng làm giảm chút ít áp lực của sức nóng khói lửa.

2/ Bị lửa bao vây

– Khi bạn lâm vào tình trạng bị lửa – khói bao vây không thể thoát ra được, điều cần làm là tạo dựng một khu vực phòng thủ chờ cứu hộ tới.

– Bạn thật sự đã lâm vào tình trạng bị khói – lửa cô lập, việc phải làm là đừng làm mất bình tĩnh, bạn vẫn còn khả năng tự vệ. Việc đầu tiên là mở cửa sổ để thông khói, có thể dùng ghế hoặc vật khác để phá vỡ cửa sổ (phá cửa là điều bất đắc dĩ, nếu bên ngoài lại có khói – lửa coi như bạn đã dính bẫy vì khói sẽ tràn vào mà cửa sổ đã bị vỡ), vì thế bạn phải cẩn thận khi thao tác.

– Nếu có nước, hãy cho nước vào đầy thùng – thau hoặc bồn tắm. Thắm ướt các tấm khăn, vải, quần áo nhét vào các khe cửa để tránh khói vào, liên tục tạt nước ra sàn – tường để làm dịu sức nóng . Bạn có thể dựng tấm nệm hoặc những vật thắm nước tấn ngay cánh cửa, kê thêm tủ – bàn – ghế cho chắc chắn – giữ cho mọi thứ luôn ướt sẽ ngăn và thông bớt khói.

Nếu bên ngoài cửa sổ có lửa thì tháo bỏ màn cửa và di chuyển các chất dễ cháy ra xa và cũng phải tạt nước giữ ướt xung quanh cửa sổ. Bạn nên học cách sử dụng một số dụng cụ chữa cháy và hãy làm hết sức để tự cứu mình trong khi chờ được cứu.

3/ Nhảy thoát hiểm khi bí đường

– Nhảy là sự lựa chọn không còn lối thoát nào khác, hãy tạo cho mình những dụng cụ hỗ trợ và nhớ là những thứ ấy luôn ở quanh ta. Khăn bàn – phông màn – thảm… chỉ cần cột túm lại nắm chặt vào hai tay đã có thể biến thành 01 vật cản gió. Một cái quần dài cột chặt hai ống và nắm ngay đai lưng sẽ bộng gió trong hai ống quần. Tương tự các loại bao bố, nilon lớn, áo khoát cũng sẽ là những vật ít nhất giúp cản gió giảm nhẹ tổn thương. Khi nhảy xuống một bụi cây, một mái hiên, hàng quán, một đống cát, rác, nóc mui xe, mái tôn…sẽ bớt được tổn thương.

– Khi ta ôm một cái bàn, tấm ván, cánh cửa… và nhảy chung với nó – hãy cố tìm cách để cái bàn tiếp đất trước – nó sẽ làm giảm đáng kể lực hút và phản lực từ mặt đất. Cái bàn sẽ gãy vụn thay cho bản thân ta, cần nhớ một nguyên tắc là nhảy sao để khi tiếp đất chân của ta trong tư thế chùn đầu gối và đưa người về phía trước sẽ cứu được bộ xương chân.

4/ Để ý quan sát nơi mình sinh sống

– Khi làm việc hoặc sinh sống trong nhà, bạn cần xác định vị trí nơi mình ở – nơi làm việc – con đường ngắn nhất dẫn đến lối thoát hiểm chính – những lối thoát hiểm phụ – lối thoát hiểm bất đắc dĩ …vv

– Khi hội họp – học tập hoặc có những người mới; cần xác định vị trí phòng họp các vị trí thoát hiểm, hướng dẫn mọi người bằng thực tế và dán bảng hướng dẫn trước cửa phòng hoặc nơi dễ nhìn thấy, đừng quên nói rõ cho họ biết vị trí, phương tiện chữa cháy – cầu dao điện chính và phân công nhiệm vụ để ứng xử khi có sự cố.

– Luôn luôn tuân thủ các biện pháp an toàn về phòng chống cháy nổ, hết sức cẩn thận và hãy có trách nhiệm với cộng đồng cũng như chính sự an toàn của bản thân bạn.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho nhà cao tầng

Chính vì thế mà việc đầu tư lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy trong tòa nhà đến bảo trì bảo dưỡng hệ thống luôn được đề lên hàng đầu . Tất cả các tòa nhà cao ốc nói chung cần xây dựng và lắp đặt, bố trí hạ tầng, thiết bị phòng cháy chữa cháy một cách tốt nhất đảm bảo cho việc hoạt động diễn ra một cách an toàn, kịp thời xử lý các vấn đề về cháy nổ xảy ra …

– “ nước xa không chữa được lửa gần”, do vậy để việc phòng cháy và chữa cháy kịp thời, tại chỗ, hiệu quả, an toàn, hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các khu công nghiệp, khu đô thị, tòa nhà cần được xây dựng theo nhưng tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
lắp đặt hệ thống pccc ở hà nội

– Một số yêu cầu của hệ thống phòng cháy chữa cháy:

+ Có hệ thống máy bơm chữa cháy đồng đều với công suất cung cấp nước từ nhỏ đến lớn.

+ Hệ thống trục ống xuyên suốt các tầng tòa nhà

+ Giám sát hệ thống thông qua trung tâm báo cháy được đặt phòng điều khiển gắn liền các hệ thống báo cháy, báo khói, đầu phun nước lắp đặt tất cả các khu vực trong tòa nhà, chuông báo cháy được lắp đặt ở tất cả các tầng đặc biệt dọc hai bên tòa nhà là cầu thang bộ thoát hiểm.

+ Các cầu thang bộ có bố trí hệ thống đèn sự cố khi xảy ra mất điện,ở các tầng có lắp đặt thiết bị chữa cháy tại chỗ, xung quanh tòa nhà lắp đặt các đường ống cứu hỏa lớn, … và tất cả các hệ thống được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

=> Các hệ thống phòng cháy chữa cháy nêu trên đảm bảo khách hàng làm việc trong tòa nhà sự an tâm tuyệt đối nhưng việc phòng cháy chữa cháy không chỉ có phòng chống yếu tố khách quan là chưa đủ mà yếu tố quan trọng đó con người, ý thức con người trong việc phòng cháy chữa cháy là hết sức cần thiết.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy cho Xăng dầu

3 cách chữa cháy xăng dầu nhanh hiệu quả
1. Chữa cháy xăng dầu bằng Cát

Đây là phương án ai cũng có thể dập tắt đám cháy được. Cát là nguyên liệu dễ tìm kiếm, nhờ đơn vị thường có báo trí sắn các thùng cát chữa cháy sắn chủ động trong việc phòng cháy chữa cháy. Cát có tác dụng hấp thụ nhiệt và có thể ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với oxy. Nhờ đó, quá trình cháy không thể duy trì và nhanh bị dập tắt.

Khi xảy ra cháy, mọi người nên tìm cát xúc vào đám lửa để ngăn chất lỏng cháy và lan ra. Đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, và sử dụng đơn giản được nhiều cây xăng lưu trữ để phục vụ hiệu quả quá trình chữa cháy.

2. Chữa cháy xăng dầu bằng chăn chiên

Theo thông tin được báo Chất lượng Việt Nam đăng tải, loại chăn chữa cháy này được làm từ sợi cotton, dễ thấm nước. Khi cháy xảy ra, cần nhúng chăn cho thấm đều nước rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài. Nhờ ướt nước, các sợi cotton sẽ nở ra, làm kín bề mặt chăn, tăng hiệu quả của việc cách ly đám cháy. Ngoài ra, nó giúp nhiệt độ đám cháy giảm đi, nhanh bị dập tắt.

Song song với những hành động đó, khi thấy xuất hiện các đám cháy, bạn nên xác định được đó là đám cháy to hay nhỏ để báo lên lực lượng Cảnh sát PCCC. Ngoài ra, cần báo cho những người liên quan biết để tránh xa và có phương án cùng tham gia chữa cháy.

Đối với đám cháy nhỏ như trường hợp thùng phuy, can chứa xăng dầu bị cháy có thể dùng chăn, bao tải nhúng nước phủ kín chỗ bị cháy. Đồng thời di chuyển những vật chưa bị cháy ra nơi an toàn, dùng nước làm mát thùng phuy xung quanh chống cháy lan. Nếu xăng dàu chảy tràn ra ngoài mặt đất gay cháy thì dùng đất, cát phủ kín đám cháy. Trường hợp xăng dầu chứa trên ôtô, trên tàu hỏa cháy cũng có thể áp dụng biện pháp như trên để chữa cháy, đồng thời dùng bình chữa cháy dập tắt đám cháy.
3. Chữa cháy bằng bọt foam

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam được dành cho các kho xăng dầu được bố và lắp đặt hệ thống trong việc chủ động phòng cháy chữa cháy. Bọt Foam chữa cháy được hiểu là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Dung dịch Foam chữa cháy được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc, và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành một dung dịch foam. Dung dịch Foam này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sàng phun lên bề mặt vật gây cháy và dập tắt cháy.

Hệ thống chữa cháy bằng bọt Foam hoạt động theo nguyên tắc cách ly là chủ yếu. Khi có lửa cháy thì hệ thống sẽ được kích hoạt và phun ra một loại bọt bao phủ lên trên bề mặt xăng dầu, nhanh chóng tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ vào đó có thể ngọn lửa bị dập tắt. Ngoài ra lượng nước có chứa trong bọt còn đóng vai trò làm lạnh nhiên liệu và trùm phủ không cho chất lỏng bốc hơi hòa trộn vào không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.

Xem hệ thống foam http://napsacbinhchuachay.com/he-thong-foam.html

+ Khi có đám cháy, hệ thống điều khiển trung tâm sẽ báo cháy bằng cách hú còi. Lúc này, nhân viên trực có thể xác định được khu vực cháy. Khi nhiệt độ tại khu vực cháy khoảng 60-800C, đầu sprinkler vỡ, nước phun ra, áp lực hệ thống giảm, bơm tự động kích hoạt cung cấp nước cho bồn chứa hợp chất.

+ Khi nước đi qua đường ống dẫn ( tín hiệu sẽ báp về tủ báo cháy), van điện từ sẽ mở ra, một phần nước sẽ vào bồn Foam tạo áp lực với tủ chứa foam bên trong bồn và áp lực này sẽ đẩy foam thoát ra ngoài theo hướng có vòi phun mà ra ngoài. Do sức căng bề mặt của foam cao nên lớp màng phủ vậy cháy khá bền giúp cô lập vật cháy, không gây cháy trở lại.

Các bước chữa cháy xăng dầu bạn cần biết

Đối với đám cháy lớn như trường hợp kho bể, xitec chứa xăng dầu bị cháy, tốc độ cháy rất lớn và ngọn lửa bốc cao, nhiệt độ của ngọn lửa khoảng 1.100oC có thể làm biến dạng hoặc phá vỡ thành thiết bị. Trường hợp trong bể, xi téc có lẫn nước có thể xảy ra hiện tượng sôi trào làm xăng dầu tràn ra ngoài hoặc bắn tung tóe tạo thành những đám cháy mới. Trong những trường hợp như vậy chữa cháy là hêt sức khó khăn, do đó cần phải tuân thủ các bước sau:

1. Báo động cho toàn cơ quan;

2. Báo cháy cho lực lượng Cảnh sát PCCC, công an hoặc chính quyền nơi gần nhất;

3. Sơ tán tài sản, phuy xăng dầu lân cận ra vị trí an toàn;

4. Rút bớt lượng xăng dầu trong bể cháy ra nơi an toàn (nếu có thể);

5. Dùng hệ thống phun nước làm mát bể bị cháy và bể lân cận;

6. Dùng hệ thống phun bọt dập tắt đám cháy;

7. Thông báo tình hình cháy, loại chất cháy… theo yêu cầu của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp;

8. Chịu sự chỉ huy của lực lượng Cảnh sát PCCC;

9. Bảo vệ hiện trường vụ cháy.

Hệ thống phòng chữa cháy cháy cho phòng sever, điện tử viễn thông

Hiện nay, việc phòng cháy chữa cháy cho Các phòng sever – thiết bị điện tử, truyền thông đang được trang bị hệ thống báo cháy chữa cháy FM200 là ưu điểm nhất. Fm200 là hệ thống chữa cháy của hãng Kidde xuất sứ tại Mỹ. Được đánh giá là là tốt nhất an toàn nhất bảo vệ các thiết bị điện tử quan trọng như phòng sever. Ưu điểm chữa cháy nhanh gọn , an toàn với người tài sản, và thân thiện với môi trường.

Giới thiệu công ty Pccc Lộc Phát với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thiết kế thi công hệ thống báo cháy chữa cháy FM200 cho các công ty lớn nhỏ trên toàn quốc. Khách hàng đang sử dụng các thiết bị điện tử cực kỳ quan trọng như phòng sever,.. thì nên tìm hiểu về hệ thống báo cháy chữa cháy FM200 cụ thể xem tại http://napsacbinhchuachay.com/he-thong-fm200.html

Có bao nhiêu loại hệ thống báo cháy chữa cháy hiện nay ?

Có 7 loại hệ thống pccc hiện nay, tuy nhiên vơi các thiết bị điện tử, truyền thông sever, các thiết bị tài sản quan trọng thì chủ duy nhất 1 loại mà được đánh giá là tốt nhất đó hệ thống khí FM200

Ưu điểm của hệ thống khí FM200

Tính phá hủy tầng Ozone của FM-200® bằng 0 (không chứa chlorine hay bromine).
Về mặt độc tính, được chứng nhận bởi Ủy Ban Bảo Vệ Môi Trường Mỹ (the US Environ-mental Protection Agency), FM-200® rất sạch cho môi trường, ít ảnh hưởng đến tim mạch, và ít tạo ra hiệu ứng nhà kính.
– Để duy trì một đám cháy phải có sự tồn tại của 3 yếu tố là vật liệu gây cháy, oxy và nhiệt độ. Nếu loại bỏ được 1 trong 3 yếu tố trên, đám cháy sẽ bị dập tắt.
– FM-200hoạt động dựa trên nguyên tắc loại bỏ nhiệt, tức là các nguyên tử khí FM-200® sẽ hấp thụ nhiệt cho tới khi nhiệt độ của đám cháy hạ xuống dưới mức duy trì sự cháy, khi đó đám cháy sẽ bị dập tắt.
– Thiết bị hệ thống FM-200® rất đơn giản gồm: bình khí, đầu kích hoạt, công tắc áp lực, đầu phun, đường ống, đầu dò khói, và tủ điều khiển. Do nồng độ sử dụng thấp (6.25%), để bảo vệ 1 phòng kích thước đến 20x14x3 m, hệ thống FM-200® chỉ sử dụng 1 bình 368L, không sử dụng hệ thống ống góp phức tạp chỉ dành cho nhiều bình.

– Đầu kích hoạt cho hệ thống có rất nhiều loại như kích hoạt bằng điện, khí, cơ, hoặc bằng điện và cơ, thích hợp cho từng ứng dụng cụ thể. Xem hệ thống FM200 được thiết kế và thi công như thế ở link https://codienlocphat.com/he-thong-chua-chay-mf200.html

– Tủ điều khiển FM-200® có loại cho 1 vùng (3+1), loại cho 2 vùng (4+2), loại cho 3 vùng (8+3). Sử dụng nguồn điện 220VAC/24VDC và 2 bình ắc-quy dự phòng, tủ điều khiển rất dễ sử dụng và an toàn.
– Hệ thống FM-200® đã đạt được các chứng nhận phòng cháy trên thế giới như UL, FM, USCG (Marine system & Agent), NFPA 2001, BFPSA, ISO 14520…

– Hệ thống FM200 được thiết kế bằng phần mềm chuyên nghiệp của Kidde, đảm bảo tuân theo các tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo nồng độ phun, tiết diện đường ống hợp lý.

– So với CO2 hay Argonite cần phải di tản người ngay lập tức khi phun, FM-200® rất an toàn. Khi FM-200® được phun ra, con người vẫn có thể thở và tiến hành các biện pháp khắc phục cháy cần thiết. Do đó, FM-200® được sử dụng trong các khu vực phòng điều khiển, xử lý dữ liệu, khoang máy bay, khu các thiết bị y tế, các thiết bị công nghiệp có giá trị cao, thư viện, nhà bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, phòng cách âm, khu vực lưu trữ các chất dễ cháy… là những khu vực thường xuyên có người.

– So với hệ thống Sprinkler phải mất gần 10 phút để kích hoạt hệ thống, FM-200® chỉ mất 2 phút để kích hoạt. Điều này giúp hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Hơn nữa, thời gian ngừng làm việc để khắc phục sau cháy của hệ thống sprinkler là 16 ngày, trong khi của hệ thống FM-200® chỉ là 1 ngày.

– Như vậy, chi phí sử dụng FM-200® rẻ hơn CO2, Argonite do ít thiết bị hơn, an toàn cho người sử dụng hơn CO2, Argonite khi áp suất hoạt động thấp hơn và không gây ngạt, an toàn cho thiết bị hơn so với sprinkler sau khi hệ thống đã kích hoạt. Cả về kỹ thuật và kinh tế, FM-200® đều mang đến thuận lợi cho người sử dụng. Vì vậy, khí chữa cháy FM-200® đã trở thành một loại chất chữa cháy quan trọng trong công nghiệp.

– Dung tích khí nạp, sơ đồ thiết kế ống xả và cảm biến được thiết kế hoàn toàn tự động bằng phần mềm của hãng Kidde ủy nhiệm cho các chi nhánh sử dụng. (Dựa trên kích thước và sơ đồ thực tế phòng do khách hàng cung cấp hoặc TTA khảo sát) Công ty Pccc Lộc Phát kiêm việc nạp sạc khí FM200 cho khách hàng nên chi phí lắp đặt hệ thống pccc sẽ rẻ hơn các đơn vị thi công khác. Quý khách có thể xem chi tiết nạp khí ở địa chỉ http://napsacbinhchuachay.com/khi-fm200.html

Với những thông tin thường thức về công tác và các phương án phòng cháy chữa cháy nêu trên, hy vọng sẽ hỗ trợ bạn thực hiện tốt hơn những biện pháp an toàn khi có đám cháy xảy ra.