Những điều cần biết khi mang thai tháng đầu tiên sẽ mang đến cho bạn một kiến thức sâu sắc về những vấn đề mà bạn sẽ gặp phải trong tháng đầu mang thai. Đã là phụ nữ thì ai cũng sẽ phải lập gia đình và sinh con, việc mang thai là một trong những điều thiên liêng và là sứ mệnh của người phụ nữ. Thời điểm này, người phụ nữ sẽ cảm nhận được sự liên kết giữa tình mẫu tử và có ý thức về sức khỏe. Nhưng có một vài phụ nữ khi mang thai tháng đầu tiên, sẽ có rất nhiều những lo lắng, bỡ ngở cũng như nhiều điều cấm kỵ, và những dấu hiệu rằng mình đã mang trong mình một sinh linh bé nhỏ mà chị em không biết.
Bạn có quan tâm : Nên mua máy giặt hãng nào
Để giúp cho những bà mẹ tương lai khỏe mạnh và thai nhi phát triển ổn định, sau 9 tháng 10 ngày mẹ tròn con vuông, hãy tham khảo bài viết: Dấu hiệu và những điều cần biết khi mang thai tháng đầu tiên sau đây của chúng tôi.
Những điều cần biết về dấu hiệu khi mang thai tháng đầu tiên
Triệu chứng đau lưng
Đây cũng là một hiện tưởng khi các bà mẹ vừa mới mang thai đứa con của mình, khi gặp tình trạng này bạn sẽ cảm thấy rằng phần thắt lưng của mình có những cơn đau nhức hoặc mỏi theo dọc cột sống vì những dây chằng dãn ra khi bạn mang thai.
Ốm nghén
Đây là một hiện tượng khá phổ biến khi bạn đang mang thai tháng đầu tiên của thai kỳ và nó có thể xuất hiện chỉ sau vài hôm khi thụ thai. Triệu chứng đi kèm theo là có cảm giác như muốn nôn hoặc nôn ra dịch nước và vấn đề này thường xảy ra vào buổi sáng, tuy nhiên do một vài cơ đại khác nhau thì có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Dấu hiệu trễ kinh là dấu hiệu đầu tiên khi mang thai:
Một tình trạng trễ kinh trên 10 ngày ở một phụ nữ kinh nguyệt đều và đang có sinh hoạt tình dục phải nghĩ ngay đó có thể là một trong những dấu hiệu mang thai.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp có thai mà không nhận biết được trễ kinh đó là những phụ nữ không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều nhay là đang cho con bú.
Triệu chứng mệt mỏi
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ xảy ra một loạt những thay đổi về nội tiết về sinh lý… Mệt mỏi là hiệu ứng phụ của những thay đổi này. Nếu không có một lý do thực sự nào giải thích được hiện tượng mệt mỏi, bạn hãy kiểm tra thêm các triệu chứng khác xem bạn đã có thai chưa.
Khi mang thai đứa con đầu lòng vào những tháng đầu tiên của thai kỳ thì cơ thể phụ nữ có những thay đổi bất thường về nội tiết sinh lý. Và dẫn thao việc đang mang thai là sự mệt mỏi, nhưng đôi khi triệu chứng này cũng chỉ qua là bạn làm việc quá sức.
Do đó để xác định tốt nhất bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác để xem rằng bạn có thực sự mang thai ở tháng đầu tiên hay chưa.
Để nhận biệt bạn đã mang thai ở tháng đầu tiên hay chưa cần phải dựa và rất nhiều các yếu tố chứ không thể dựa vào 1 vài yếu tố để kết luận, vì như thế bạn có thể nhầm lẫn sang một số triệu chứng bệnh lý khác.
Ngoài những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên bạn nên biết ở trên thì bạn có thể sử dụng que thử thai hay tới các trung tâm y tế xét nghiệm nước tiểu và máu để biết chính xác mình đã có thai hay chưa.
Bạn có thể quan tâm >> tác dụng của công nghệ laser trị nám
Những điều cần biết khi mang thai tháng đầu tiên
Được làm mẹ là một điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất trong cuộc đời của phụ nữ Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Thai kỳ được chia ra nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khác nhau. Dưới đây là những lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai ở tháng đầu tiên.
Đến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất
Khi bạn đang trong thai kỳ ở những tháng đầu tiên thì thai nhi lúc này rất yếu nên việc đến với bác sỹ sẽ giúp bạn những vấn đề cần thiết trong quá trình làm mẹ sắp tới của bạn. Bác sỹ sẽ đưa ra các câu hỏi về tiền sử mắc bệnh của bạn, đồng thời khám tổng thể để xem bạn có mắc bệnh gì không và cũng sẽ đưa ra ngày dự sinh của bạn.
Khi mang thai ở tháng đầu tiên, bạn nên thăm khám định kỳ theo lịch khám của bác sỹ. Hãy nhớ đây là giai đoạn nhạy cảm, mọi thứ đều có thể xảy ra và việc thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn yên tâm hơn.
Lên thực đơn và tập thể dục nhẹ nhàng
Quan trọng nhất vẫn là lên thực đơn ăn uống tẩm bổ khoa học để mẹ khỏe, con khỏe. Hạn chế làm các công việc nặng nhọc. Giữ cho tâm lý luôn thoải mái. Tập thể dục đều đặn theo lời khuyên của bác sỹ. Đi bộ nhiều. Không thức khuya. Tránh uống bia, rượu, đồ uống có gas, hút thuốc lá. Nên nhớ, cảm giác mệt mỏi và ốm nghén sẽ mất dần trong thời kỳ tiếp theo nhé.
Đặt tên cho con cũng là cả một vấn đề
Đặt tên con cũng là một vấn đề khá nhạy cảm, đôi khi những tưởng đây là chuyện của hai vợ chồng nhưng lại mất hòa khí cho cả gia đình. Trước khi có bầu, bạn có thể đã nghĩ ra rất nhiều cái tên cho con mình, bé trai tên gì? Bé gái tên gì? Tuy nhiên, khi phụ huynh can thiệp thì đây không còn là chuyện của hai vợ chồng nữa. Phải đặt tên con theo phong thủy, rồi không được trùng trong họ hàng nhà mình,…. Vì vậy, để giữ hòa khí cho gia đình bạn nên bình tĩnh bàn bạc và thương lượng với bố mẹ để giúp đứa con của mình có một cái tên ý nghĩa nhất.
Về việc quan hệ tình dục trong tháng đầu tiên khi mang thai
Quan hệ tình dục khi có thai là việc làm khoa học và đúng đắn, vì nó rất có lợi cho sức khỏe và tâm lý của người vợ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần hạn chế mà các cặp Vợ chồng cần chú ý, đó là:
- Ở 3 tháng đầu, nếu thấy đau bụng hoặc ra máu sau khi QHTD thì tuyệt đối không được QHTD ít nhất 2 tuần sau đó và chỉ quyết định có QHTD nếu có tư vấn và đơn thuốc phòng động thai, dọa sẩy thai của bác sỹ sản khoa.
- Khi sinh hoạt tình dục lên đến thời điểm “không còn Bình tĩnh được” thì thường gây co thắt dạ con, có thể gây sảy thai hoặc sinh non.
- Với các trường hợp mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, Da xanh, thai bị suy dinh dưỡng hoặc các thai phụ có rau tiền đạo nhưng ở những tháng đầu chưa có biểu hiện gì bất thường, rất cần tăng cường chăm sóc và cân nhắc khi quan hệ tình dục. Cần được theo dõi và điều trị kịp thời nếu có bất thường.
Làm đẹp khi mang thai
Đây là khoảng thời gian bạn và chồng đang lên kế hoạch tạo nên “mầm non” mới. Vì vậy, tránh xông hơi, tắm nước nóng, bởi ở nhiệt độ này, khả năng thụ thai sẽ bị suy giảm nhanh chóng. Những đốm mụn xấu xí ngày càng “xâm chiếm” diện tích khuôn mặt bạn? Những biến đổi hormone nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Thay vì suốt ngày đứng trước gương sờ sờ, nặn nặn, bạn nên lên kế hoạch trị mụn hợp lý.
Bỏ túi 5 mẹo sau
- Dùng sữa rửa mặt chiết xuất tự nhiên, ít tạo bọt, rửa hai lần/ngày
- Tránh nặn mụn bởi da trong thời kỳ mang thai cực kỳ nhạy cảm có thể bị nhiễm trùng
- Dùng kem dưỡng ẩm
- Thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài
- Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin A, ít đường và chất béo.
Sự phát triển của thai kỳ khi mang thai tháng đầu tiên
Tuần 1
Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.
Tuần 2
Lúc này, bé chỉ là một quả cầu tí hon gồm vài trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng. Khi khối tế bào này (gọi là túi phôi) đã cư trú trong tử cung của bạn, phần sẽ phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất các hormone thai kỳ HCG (human chorionic gonadotropin), báo hiệu cho buồng trứng ngừng sản sinh trứng và tăng sự tiết hormone estrogen và progesterone, giữ tử cung của bạn không loại bỏ lớp nội mạc và cư dân nhỏ bé của mình đồng thời kích thích tăng trưởng nhau thai.
Tuần 3
Tuần này đánh dấu sự bắt đầu của thai kỳ. Từ nay cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này. Ngay bây giờ bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.
Tuần 4
Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.
Với những điều cần biết khi mang thai tháng đầu tiên ở phía trên, hi vọng các bà mẹ tương lai sẽ có thêm nhiều kiến thức chăm sóc cho thai nhi của mình phát triển khỏe mạnh toàn diện thông minh hơn.