Dân gian truyền miệng rằng cây tầm gửi mọc trên thân cây gạo mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh thần kỳ và nó trở thành hàng hiếm khó tìm. Và người ta mách nhau tìm mua khắp nơi vì cho rằng cây tầm gửi trên cây gạo chữa bệnh tốt với giá khá đắt đỏ. Vậy thực hư về Tác dụng của cây tầm gửi trên cây gạo chữa bệnh gì ? có hiệu quả tốt như vậy không thì xin mời bạn đọc đến với bài viết dưới đây để cùng lí giải nhé.
Cây tầm gửi
Họ Tầm gửi hay họ Tằm gửi hoặc họ Chùm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, được các nhà phân loại học công nhận rộng khắp. Nó chứa khoảng 68-77 chi và 950-1.000 loài cây thân gỗ, phần nhiều trong số đó là các cây bán ký sinh.
Ngoại trừ ba loài thì tất cả còn lại đều có cách mọc và phát triển trên các cây khác, mặc dù chúng cũng có lá xanh để có thể tự quang hợp. Ba loài sinh sống trên mặt đất là Nuytsia floribunda – cây giáng sinh của Australia, Atkinsonia ligustrina – một loài cây bụi rất hiếm của dãy núi Blue tại Australia và một loài ở Trung và Nam Mỹ là Gaiadendron punctatum.
Tác dụng của cây tầm gửi trên cây gạo chữa bệnh gì ?
Trong dân gian truyền tai rằng, mỗi loài tầm gửi trên nhiều cây thân chủ sẽ có những tác dụng chữa bệnh khác nhau, trong đó cây tầm gửi kí sinh trên cây gạo là loại quý nhất, có nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả nhất. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, cây tầm gửi trên thân cây gạo là một bài thuốc quý có tác dụng bổ dương, tráng thận, mạnh gân cốt.
Còn đối với y học dân gian tại Việt Nam, cây tầm gửi trên cây gạo có tác dụng “ấm đắng mà hạ khí, giảm bại tê và lợi gân xương, ích thận mà huyết mạch thông thương, hết nhức mỏi dạ dày tiêu hóa”. Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền.
Theo dân gian thì loại cây này có thể có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh về thận như viêm thận, suy thận mạn, sỏi thận… Tuy tác dụng rất tốt nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu theo quy trình khoa học cụ thể về cây này. Hơn thế nữa, cây Gạo thì ở đâu cũng có nhưng Gạo có Tầm gửi thì rất hiếm và phải là loại Gạo tía.
Tầm gửi cây gạo ở điều kiện tự nhiên rất hiếm gặp, bản thân cây gạo phải sống lâu năm và trong điều kiện môi trường sinh trưởng thuận lợi khi có hạt của cây tầm gửi được phát tán tự nhiên (do chim, sóc, sâu bọ ), hạt nảy mầm và phát sinh, phát triển được trên thân, cành cây gạo. Ngày nay cũng có tầm gửi cây gạo do con người cấy, ghép, tạo phôi, mầm tạo ra và phát triển thành tầm gửi cây gạo bán tự nhiên.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu chính thức nào công bố về thành phần hoá học, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn, tác dụng sinh học của tầm gửi cây gạo. Và cũng chưa có tài liệu chính thức nào viết về tầm gửi cây gạo. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian tầm gửi cây gạo không độc, được dùng trong các bệnh viêm cầu thận cấp, mãn, suy thận, viêm gan, viêm gan virus, xơ gan, phong thấp, xương khớp, sưng xương khớp, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, hậu sản… Còn theo nghiên cứu và đánh giá sơ bộ của các nhà khoa học tầm gửi cây gạo có tác dụng chống viêm, giải độc, chống ôxy hoá, lợi tiểu, có tính mát. Vì vậy, có thể sử dụng tầm gửi cây gạo trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mãn tính.
Thông tin bổ sung cho bạn: Bị xơ gan , viêm gan , nóng gan có gây hôi miệng >> Xem tại: http://tybachthao.com.vn/xo-gan-viem-gan-gay-hoi-mieng/
Cách sử dụng cây tầm gửi trên cây gạo để chữa bệnh
Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian, ngoài tầm gửi cây gạo còn có những loại khác cũng có công dụng riêng như: tầm gửi cây na, cây mít chữa sốt rét; tầm gửi cây xoan chữa kiết lỵ, táo bón; tầm gửi cây chanh chữa ho… tuy nhiên giá cả không thể sánh với tầm gửi cây gạo.
Cách dùng các loại tầm gửi đều giống nhau, cành và lá đều được cắt thang, đem phơi nắng già hoặc sao khô, rồi đun nước uống. Cách thức sử dụng tầm gửi thường giống nhau, đầu tiên là cắt nhỏ phần lá và thân, sau đó tiến hành phơi nắng hoặc sao khô và để dành để đun nước uống dần.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý rằng không phải cây tầm gửi nào chúng ta cũng sử dụng để chữa bệnh nhé. Bởi vì một số loại cây tầm gửi trên thân của cây lim, thông thiên, trúc đào,… có độc tính vì vậy mọi người cẩn trọng tránh sử dụng nếu không gây nguy hại đến sức khỏe của bản thân.
Hy vọng rằng, sau khi tham khảo nội dung mà bài viết: Tác dụng của cây tầm gửi trên cây gạo chữa bệnh gì ? trên đây chia sẻ, thì bạn đã có cho mình cái nhìn cụ thể về loại thảo dược này khi sử dụng.