Bà bầu có được ăn mực không?

Bà bầu có được ăn mực không? đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều bà mẹ đang mang thai hiện nay. Trong thời kì mang thai cũng như con bú, bà bầu cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí, phải kiêng dè nhiều thứ dù đó là những thứ thường ngày mình thích ăn. 

Bạn có quan tâm : Nên mua máy giặt hãng nào

Hải sản ăn nhiều có tốt cho bà bầu không?

Khi bà mẹ đang mang thai, nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được chính là hải sản, bởi những thành phần dinh dưỡng trong hải sản không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ mà giúp trẻ phát triển tốt. Với thành phần dinh dưỡng omega3 có trong các loại cá sẽ giúp trẻ phát triển hệ thần, trí não tốt.

Hải sản được biết đến là những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có protein, giàu canxi, chất béo không no ( omega3), đạm và nhiều chất khoáng khác. Những loại hải sản như tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc, ốc, sò, hến, … rất tốt cho dinh dưỡng của bà mẹ.

Vậy bà bầu có nên ăn mực tươi không?

Hải sản là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà bầu, tuy nhiên mẹ cần có chế độ ăn uống đúng khoa học để đảm bảo trẻ luôn được an toàn. Nên kiêng cử, hạn chế ăn hải sản vào 3 tháng đầu và 1 tháng cuối, vì 3 tháng đầu thai nhi rất dễ bị sảy còn tháng cuối thường khiến mẹ dễ bị sinh non.

Theo thông tin cho biết, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà mẹ bị cấm ăn mực khi mang thai hoặc ăn mực bị sảy thai cả, nhưng cũng không thể nói là bà mẹ ăn sẽ được an toàn cho trẻ. Để đảm bảo điều an toàn nhất, mẹ mang thai vẫn ăn bình thường, nhưng hạn chế trong 3 tháng đầu không nên ăn.

Bà bầu có thể được ăn mực bình thường, nhưng không nên ăn quá nhiều, mẹ nên ăn từ từ để xem cơ thể có phản ứng, dị ứng như thế nào hay không, nếu cơ thể mẹ nhạy cảm thì không nên ăn mực cũng như hải sản nữa. Thai nhi có phát triển và hoàn thiện hay không đều phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ.

995556437544-2248

Bà bầu có nên ăn mực khô nướng?

Nhiều ý kiến cho rằng, ăn mực khô trong thời gian đầu của thai kỳ dễ sảy thai, con sinh ra không thông minh. Thậm chí, theo quan niệm dân gian, ăn mực khô con sinh ra sẽ gầy, bé và thậm chí đen như mực. Nhưng trên thực thế thì chưa có chứng minh nào của khoa học cho thấy khi ăn mực sẽ có những hiện tượng như quan niệm dân gian.

Về độ dinh dưỡng, mực khô cấp protein, omega-3, kẽm, đồng, vitamin B và i-ốt. Với hàm lượng B2 cao ăn mực có thể giảm đau nửa đầu, hàm lượng phốt pho thì lại giúp hỗ trợ đắc lực canxi trong việc hình thành xương và răng.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Hiệp hội người tiêu dùng bang Penang Malaysia (CAP), hàm lượng cadmium chứa trong các mẫu thử dao động từ 0,33 đến 4,33 phần triệu (ppm) trong khi theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia Malaysia năm 1985 thì hàm lượng chất này không được vượt quá 1,00 ppm.

Năm 2004 và 2006, trong 9 mẫu mực và hải sản khô khác được kiểm tra thì 6 mẫu có hàm lượng cadmium vượt quá mức cho phép. Cadmium được sử dụng trong công nghệ mạ tráng pin, trong sản xuất hợp kim, màu nhuộm và chất dẻo và ổn định phốt phát trong phân lân.

Chủ tịch Mohamed Idris cho biết, cadmium còn là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn mực khô tối đa để bảo vệ sức khỏe thai nhi.

Những loại hải sản mẹ nên hạn chế và tránh

  • Hầu hết các loại hải sản đều có chứa thủy ngân, nhưng tùy vào mỗi loại mà chúng ta cần nên tránh.Bởi thủy ngân là chất rất độc hại, khi bị tích tụ trong cơ thể sẽ biến thành chất Methylmercury – là hợp chất có thể gây hại cho thai nhi và cả trẻ sơ sinh.
  • Những loại cá có chứa nhiều thủy ngân mẹ nên hạn chế và không nên ăn như cá ngừ, các kiếm, cá hồi, cá lát, cá mập… Khi ăn các loại cá có chứa nhiều thủy ngân này nó sẽ tích tụ thành methylmercury và sẽ đi tới nhau thai làm suy giảm khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi, thậm chí còn nguy hiểm hơn.
  • Ngoài ra, bạn có thể ăn luân phiên với các loại thủy hải sản khác như tôm, cua, trai, hến, ốc, sò… Một số loại thủy, hải sản giàu chất sắt, phòng chứng thiếu máu ở bà bầu: sò, tôm, cá mòi, trai…
  • Bà bầu không nên ăn nội tạng cá hay các loại dầu gan cá vì chúng chứa rất nhiều vitamin A. Một lượng lớn vitamin A từ cơ thể người mẹ có thể gây hại cho em bé. Vì cá (tôm, cua…) cũng rất giàu chất đạm, bạn nên cân bằng hợp lý nguồn dinh dưỡng này với các loại thực phẩm khác như thịt gia súc, gia cầm. Nếu bữa cơm đã có món cá (tôm, cua…) thì bạn nên cắt giảm các món chứa thịt.

>> BẠN CÓ QUAN TÂM: Nằm mơ thấy con tôm, ăn tôm đánh con gì? >> http://hopmenh.net/nam-mo-thay-con-tom/

Bà bầu ăn chả mực được không?

Trong hải sản chứa nhiều dưỡng chất có lợi như protein, acid omega 3. Đây là những chất giúp giảm trầm cảm sau sinh, giảm nguy cơ trẻ bị sinh non và nhẹ cân. Không chỉ thế, mẹ bầu ăn nhiều hải sản khi mang thai còn có thể giúp con sinh ra được thông minh. Vì những lý do trên mà khi mang bầu, các chị em không nên bỏ qua loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày của mình.

Bà bầu ăn chả mực có thể bổ sung các dưỡng chất có lợi như protein, acid omega 3. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn chả mực như một món ăn dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn chả mực không rõ nguồn gốc mà nên tự làm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cách làm chả mực truyền thống

Nguyên liệu

  • Mực nang con lớn, dày cơm, thật là tươi: 1 kg
  • Hành khô, muối, tiêu.
  • Nước mắm ngon, tỏi

Cách làm

  • Chia mực làm 3 phần : đem xay 2/3 mực, còn 1/3 thì cắt hột lựu (ưu tiên cắt râu mực ra hạt lựu vì khi ăn nó giòn giòn).
  • Trộn 2 thứ này vô chung, nêm nước mắm ngon và nước tỏi ép.
  • Nếu bạn thích thì cho thêm rau thì là thái nhỏ, vừa thơm vừa hết mùi tanh, nhưng người sành ăn thì không cho thì là vào để thưởng thức hết cái ngon của mực.
  • Vo thành từng viên tròn cỡ trứng vịt, ép cho hơi dẹp rồi chiên với dầu.
  • Bạn nhớ chiên qua thôi đến khi nào ăn thì mới chiên kỹ hơn.
  • Món này chiên xong có thể để dành được 1 tuần ăn vẫn ngon. Khi ăn, bạn nhai sẽ thấy miếng râu mực hay thịt mực cắt lựu, cảm nhận được miếng mực giòn ngọt, sần sật rất ngon.

Bà bầu có nên ăn mực xào không?

Bà bầu mực xào thì  có thể bổ sung các dưỡng chất có lợi như protein, acid omega 3. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn chả mực như một món ăn dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn chả mực không rõ nguồn gốc mà nên tự làm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Mực xào dưa cải chua

Mực giòn có vị ngọt được xào cùng với dưa cải chua tạo nên món ăn chua ngọt đậm đà, dễ hợp khẩu vị với cả nhà và nhất là đối với mẹ bầu đang mang thai.

Nguyên liệu:

  • 1-2 con mực ống, tầm 300g
  •  150g dưa cải chua
  •  1 củ cà rốt vừa ăn
  •  Hành lá, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, muối, hành khô.

Cách làm:

  • Mực làm sạch, lôi bỏ túi mực và phần nội tạng bên trong, rửa sạch, cắt khoanh tròn, để ráo. Sau đó ướp vào mực nửa thìa nhỏ hạt nêm, nửa thìa nhỏ muối, để khoảng 15 phút trước khi chế biến.
  • Dưa cải chua rửa qua vài lần nước cho bớt mặn và chua, cắt khúc ngắn, để ráo. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh tròn.
  • Đun nóng một ít dầu ăn, phi hành thơm, cho mực vào xào chín, đổ ra bát để riêng.
  • Dùng lại chảo đó cho cà rốt vào đảo đều, rưới vào một ít nước mắm, xào đến khi cà rốt chín.
  • Cho tiếp dưa cải chua vào xào cùng, xào khoảng từ 8 đến 10 phút thì cho tiếp bát mực đã xào ở bước 3 vào, xào nhanh tay lửa lớn, không xào lâu vì sẽ làm phần mực bị dai, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn, tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ vào.
  • Múc ra đĩa dùng làm món xào ăn với cơm.

Lưu ý khi bảo quản và chế biến hải sản

  • Không nên mua những loại thủy hải sản ươn. Không mua những loại cá (tôm, cua…) đã được chế biến sẵn và bày bán ở chợ vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn.
  • Khi bạn đi siêu thị, nên chọn mua cá (tôm, cua…) sau cùng để chúng không bị hỏng vì để lâu bên ngoài.
  • Nên chế biến hoặc bảo quản tủ lạnh những loại thực phẩm bạn mua ngay khi về nhà. Tuyệt đối không dự trữ cá, tôm theo cách ngâm trong nước.

Những điều mẹ cần biết khi bổ sung dinh dưỡng

  • Việc bổ dung dinh dưỡng cho mẹ bầu là điều thiết yếu nên làm, nhưng để đảm bảo sức khỏe mẹ và trẻ được an toàn, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Không nên kiêng cử quá nhiều thứ mà khiến cơ thể không cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
  • Trong bà tháng đầu tiên và tháng cuối cùng có thể mẹ nên kiêng cử cẩn trọng trong việc bổ sung các thực phẩm từ hải sản. Sau thời gian đó mẹ có thể ăn tùy ý, nhưng nên hạn chế ở mức độ để không thừa lượng dinh dưỡng. Cân đối chế độ dinh dưỡng, đa dạng các thực phẩm thường xuyên để không bị thừa và không bị thiếu.
  • Tuyệt đối bà bầu không được ăn các loại hải sản tươi sống, các món ăn phải được sơ biến, nấu chín kĩ càng. Những thực phẩm tươi sống thường chứa các sinh trùng nguy hiểm có thể gây nên sẩy thai, thai nhi bị chết dần trong bụng hoặc có thể mang trong người các triệu chứng khác.

Trong thời gian mang bầu, các bà mẹ cần được chăm sóc kĩ càng về chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng để sức khỏe mẹ được đảm bảo và thai nhi phát triển 1 cách tốt nhất. Với bài viết bà bầu có được ăn mực không hi vọng đem đến cho bạn câu trả lời giả đáp được thắc mắc, đồng thời mang thêm kiến thức ý nghĩa trong việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng của bà bầu. 

Viết một bình luận