Tác dụng của cây tầm gửi trên cây xoan chữa được bệnh gì ?

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây xoan chữa được bệnh gì ? là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc, bởi nhiều người truyền tai rằng cây tầm gửi trên cây xoan có tác dụng hiệu quả chữa các bệnh đường ruột. Vậy thực hư về tác dụng chữa bệnh của cây tầm gửi trên cây xoan như thế nào? Xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé! 

Cây tầm gửi là cây gì?

Cây tầm gửi là loài thực vật có hoa trong họ Tầm gửi hoặc Tằm gửi (Loranthaceae), là cây bán ký sinh trên các loài khác, chúng có lá xanh để tự quang hợp và bộ rễ sống bám chặt vào vỏ thân cây chủ để cố định sinh trưởng. Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian. Hầu hết các loài tầm gửi có lá xanh giúp chúng tự tạo năng lượng nhờ quá trình quang hợp. Vì thế các nhà khoa học gọi nó là loài bán ký sinh. Cây tầm gửi đã xuất hiện từ nghìn năm nay, chúng là một phần không thể thiếu của khu rừng.

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây xoan chữa được bệnh gì ?

Không thể phủ nhận giá trị của y học dân gian vì người ta thường nói y học dân gian là một bộ phận của y học cổ truyền. Nhưng y học dân gian chỉ là kinh nghiệm chữa bệnh của một nhóm người hay một khu vực nào đó. Nếu muốn y học sử dụng như một loại thuốc phổ biến thì cần phải có sự nghiên cứu theo quy trình khoa học cụ thể.

Theo dân gian, cây tầm gửi có nhiều tác dụng khác nhau bởi vì nó nằm trên nhiều thân chủ khác vì vậy tác dụng cũng khác nhau. Trong đó, cây tầm gửi trên cây xoan có tác dụng trong việc chữa bệnh kiết lỵ, táo bón, rối loạn tiêu hóa vô cùng hiệu quả.

Đa số các loài tầm gửi có tác dụng bài trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, phòng ngừa tăng huyết áp… Ngoài ra tầm gửi còn được dùng để an thai, thúc sữa và hồi phục thể lực cho người mẹ sau khi sinh… cùng một số chức năng khác. Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu khoa học phân tích cây tầm gửi vẫn còn chưa phổ biến. Dưới đây là một số tác dụng của cây tầm gửi trên một số thân chủ khác là:

  • Cây tầm gửi sinh sống trên cây dâu tầm à loại dược thảo có tác dụng điều trị chứng: cao huyết áp sau điều trị huyết áp trở lại bình thường. Bệnh nhân kèm chứng đường huyết cao, sau điều trị đường huyết giảm rõ rệt. Bệnh nhân kèm chứng co thắt mạch vành thường có cơn đau thắt ngực như dùi đâm, sau điều trị triệu chứng đau mất hẳn. Bệnh nhân kèm chứng chức năng thận suy yếu, sau điều trị chức năng thận trở lại bình thường.
  • Cây tầm sinh sống trên cây Ngái có tác dụng rất lớn trong việc điều trị những trường hợp như: Bổ can thận, mạch gân xương, an thai, lợi sữa. Giải độc, tăng cường chức năng Gan, Thận – Mát, thanh lọc cơ thể, giúp ăn ngon, dễ ngủ. Tăng cường sức khỏe cho người mệt mỏi, gầy yếu. Ở phụ nữ sau sinh: giúp tăng tiết sữa, ngoài ra còn có tác dụng điều trị chứng hậu sản mòn. (Chữa hậu sản, tăng tiết sữa và làm mát sữa). Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.
  • Cây tầm gửi trên cây gạo: Theo dân gian, tầm gửi cây gạo là một loài thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Loại cây này thanh nhiệt, giải độc, điều hòa huyết áp, tốt cho thận và gan (lợi tiểu và mát gan). Vị thuốc này nên lưu ý kết hợp cùng với các vị thuốc nam khác sẽ phát huy tác dụng cao hơn. Thường dùng trị phong thấp, lưng gối mỏi đau, gân xương nhức mỏi.
  • Cây tầm gửi sinh sống trên cây na, cây mít là loại dược thảo có tác dụng điều trị chứng sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang…
  • Cây tầm gửi sinh sống trên cây dẻ là loại dược thảo có tác dụng điều trị chứng thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.

Tuy nhiên, bạn cần tránh những loại cây tầm gửi sinh sống trên những loại cây chủ là: lim, trúc đào, thông thiên…bởi chúng rất độc và gây nguy hiểm chp người sử dụng.

Tác hại của cây tầm gửi đối với các loài cây khác

Có khoảng hơn 1.300 loài tầm gửi, bao gồm hai loài phổ biến nhất luôn được treo trên cửa nhà trong ngày lễ mùa Đông, như một biểu hiện của sự thiện chí và tình bằng hữu. Nhưng thực tế, tất cả tầm gửi lại là những cây ăn bám trên các cành cây và cây bụi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cây bị leo bám ký sinh. Qua thời gian, chúng làm tổn hại tới sự phát triển của cây và thậm chí giết chết cây đó.

Hạt của tầm gửi được phát tán qua mỏ, chân và cơ quan tiêu hoá của loài chim. Đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Nhiều loài chim sử dụng tầm gửi để làm tổ. Các nhà lâm nghiệp và các công ty lấy gỗ đã phải vật lộn nhiều năm để ngăn chặn sự phát tán của loài cây bé nhỏ mà nguy hiểm này. Việc ngăn cản nó khó hơn cả ngăn côn trùng.

Trong các loài tầm gửi, tầm gửi lùn là một kẻ nguy hiểm cho ngành lâm nghiệp. Chỉ riêng ở Colorado (Mỹ), nó có thể làm giảm một nữa sản phẩm gỗ hàng năm. Loài thực vật này bám rễ vào những cây to trưởng thành, làm suy yếu chúng bằng cách hút chất dinh dưỡng và nước. Khi quả của tầm gửi lùn chín, chúng sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Những hạt đó lại đọng trên cành cây non và sau khi nảy mầm lại tiếp tục đánh cắp chất dinh dưỡng từ những nạn nhân mới.

Cây tầm gửi mặc dù mang đến đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng là mối đe dọa cho ngành lâm nghiệp vì vậy mà mọi người đã tìm cách ngăn chặn sự phát triển của nó. Hi vọng bài viết: Tác dụng của cây tầm gửi trên cây xoan chữa được bệnh gì ? giúp bạn giải đáp được thắc mắc, đồng thời hiểu rõ hơn về những lợi ích của cây tầm gửi trên nhiều loại thân chủ khác nhau.