Những điều cần biết về bệnh HIV

Trong cuộc sống có nhiều tình huống, hoàn cảnh có thể dẫn tới việc một người nghĩ rằng mình có thể bị lây nhiễm HIV. Ví dụ: bạn đã từng tiêm chích ma túy và sử dụng chung kim tiêm với người khác, hay bạn được truyền máu mà người cho máu hoặc máu truyền bị nhiễm HIV… 

Vì thế mà khá nhiều người muốn biết rằng mình có đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ hay không? Vì thế mà hôm nay chúng tôi gởi đến bạn bài viết Những điều cần biết về bệnh HIV. Với bài viết này chúng tôi mang đến những kiến thức cơ bản về căn bệnh thế kỳ này mà chúng tôi còn cung cấp đến bạn những địa chỉ xét nghiệm hoàn toàn miễn phí cho người bình thường và người có giới tính thứ 3

Bệnh HIV là gì?

HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm miễn dịch ở người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.

Tuy bệnh không thể chữa lành và không có thuốc chủng ngừa, nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh thêm 8-12 năm, thậm chí lâu hơn nếu uống đều đặn và đủ liều. Thuốc kháng HIV cần phải được uống mỗi ngày, nếu không thì virus có thể nhanh chóng vượt khỏi kiểm soát và trở nên kháng thuốc. Tuy điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng từ bệnh này, nhưng rất tốn kém và có thể gây ra các tác dụng phụ.

Hầu hết những người nhiễm HIV-1 nếu không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS. Người bệnh thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch. HIV tiến triển sang AIDS theo một tỷ lệ biến thiên phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể vật chủ, và yếu tố môi trường; hầu hết sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 10 năm sau khi nhiễm HIV: một số trường hợp chuyển rất sớm, một số lại lâu hơn.

Điều trị bằng kháng retrovirus (ARV) có thể kéo dài tuổi thọ của người bị nhiễm HIV. Ngay cả khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những triệu chứng đặc trưng, thì việc điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ước tính trung bình là hơn 5 năm (thống kê năm 2005).] Trong khi đó, nếu không điều trị bằng kháng retrovirus thì bệnh nhân AIDS thường sẽ chết trong vòng 1 năm.

Bệnh HIV bắt nguồn từ đâu?

Nguồn gốc của virut bệnh HIV

Có hai chủng HIV là HIV-1 (bắt nguồn từ tinh tinh) và HIV 2 (bắt nguồn từ một loài khỉ nhỏ ở châu Phi có tên Sooty Mangabey). HIV-1 có khả năng lây truyền cao và trên phạm vi toàn cầu. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ở giai đoạn lây nhiễm đầu tiên của chủng HIV-1 sang người vẫn ở mức độ nhẹ và thậm chí những con virut này bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của con người.

Nhưng càng về sau, HIV phát triển đột biến, phức tạp, kết hợp lại với nhau và làm suy giảm hệ miễn dịch của con người. Cho đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, khi mà trường hợp đầu tiên thế giới công nhận bệnh nhân mắc HIV thì loại virut này đã trở thành án tử hình dành cho người bệnh.

Vì sao con người mắc bệnh HIV?

Người nghiện chích ma túy có nguy cơ cao lây nhiễm HIV do họ sử dụng chung bơm kim tiêm với người có HIV dương tính. Khi đó kim tiêm đó có dính máu của người mang vi rút HIV và được đưa vào cơ thể nên rất dễ bị lây nhiễm HIV.

“Hàng trắng” bản thân nó không thể sinh ra được HIV. Do đó nếu chỉ hút và trích ma túy mà sử dụng riêng bơm kim tiêm mới thì không có nguy cơ lây nhiễm HIV (vì không có nguồn lây). HIV chỉ tồn tại trong cơ thể, không thể tồn tại được bên ngoài môi trường, ra khỏi cơ thể HIV sẽ chết và không nhân lên được. Bên trong cơ thể HIV tồn tại ở máu, dịch sinh dục … là chính.

Bệnh HIV có mấy giai đoạn?

Bệnh HIV có 3 giai đoạn:

Bệnh HIV giai đoạn đầu: Được gọi là giai đoạn cửa sổ:  Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 6 tháng sau hành vi nguy cơ

Những biểu hiện của bệnh hiv giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này thì có đến 80% người bị nhiễm virus hoàn toàn không có biểu hiện gì của bệnh, 20% còn lại có một số những biểu hiện nhiễm trùng cấp như:

  • Sốt (38-40 độ C)
  • Đau cơ, đau khớp
  • Vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn
  • Nôn ói, tiêu chảy
  • Viêm họng
  • Phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân)
  • Hạch to, lách to
  • Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như: viêm não, viêm màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên…

Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tức virus HIV trong máu. Lúc này hệ miễn dịch chưa phát hiện ra sự có mặt của virus trong cơ thể nên chưa sản sinh ra kháng thể

Phải chờ 12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc này mới có thể xác định được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIV thông thường (huyết thanh chẩn đoán) bằng test nhanh. Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây do số lượng virus trong máu rất cao nhưng người bị nhiễm HIV lại không biết mình đã nhiễm bệnh.

Giai đoạn 2: Được gọi là giai đoạn HIV không triệu chứng (giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng)

  • Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp (diễn ra ở 20% số người bị nhiễm) thì người nhiễm HIV rơi vào giai đoạn dài không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn đoán huyết thanh (xét nghiệm test nhanh) lại khá dễ dàng, dựa vào sự hiện diện của kháng thể chống HIV có trong máu của người bị nhiễm.  Tức là trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống virus HIV.
  • Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.
  • Số lượng tế bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở mỗi người và sự giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Lượng kháng nguyên tăng lên phản ánh sự nhân lên của virus HIV mà hệ thống miễn dịch của cơ thể không khống chế được.

Bệnh HIV giai đoạn cuối

Triệu chứng nhiễm HIV giai đoạn cuối

Sau khi xét nghiệm huyết thanh dương tính, 50-70% trường hợp xuất hiện hội chứng hạch to toàn thân và kéo dài. Hội chứng này được chẩn đoán khi có đủ các điều kiện sau:

  • Có ít nhất 2 hạch khác nhau (không kể hạch bẹn).
  • Mỗi hạch thường có đường kính trên 1 cm.
  • Hiện diện kéo dài trên 1 tháng
  • Không giải thích được lý do nổi hạch.
  • Hay gặp nhất là hạch cổ, rồi đến hạch dưới hàm, hạch nách. Một số hạch ít gặp hơn là hạch ở khuỷu tay, trung thất (trong lồng ngực), và trong ổ bụng.

Những biểu hiện lâm sàng thực sự của HIV (bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS)

  • Tiêu chẩy > 1 tháng
  • Sút 3 – 5% trọng lượng cơ thể,
  • Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài…
    Tiếp sau đó là người nhiễm virus HIV bắt đầu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội từ bên ngoài hay nói cách khác là do HIV đã đi đến giai đoạn cuối cùng là AIDS.
    Với người lớn: Thời gian từ lúc bệnh nhân được xác định là bị AIDS đến lúc chết thường không quá 2 năm, trung bình là 18 tháng.
  • Riêng đối với trẻ em, thời gian này thường ngắn hơn, khoảng 10-12 tháng. Biểu hiện lâm sàng chính thường là nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư. Phần lớn là bệnh nhân mắc các bệnh lao đặc biệt là lao phổi, các bệnh đường tiêu hoá, bệnh liên quan đến dây thần kinh và các nhiễm trùng ngoài da.

Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tốt, người bệnh có thể sống hoàn toàn khoẻ mạnh trong vòng 15-17 năm kể từ khi nhiễm HIV đến khi có các biểu hiện của HIV. Ngày nay, với các tiến bộ trong thuốc điều trị, thời gian này còn khả quan hơn nhiều. Tuy nhiên, thử thách lớn nhất hiện tại là thuốc điều trị vẫn còn quá đắt và cũng thường không sẵn có.

Xét nghiệm hiv bao lâu thì có kết quả?

Để biết một người có bị nhiễm HIV hay không thì cách duy nhất là làm xét nghiệm máu. Hiện nay xét nghiệm HIV được phổ biến rộng rãi. Nếu muốn biết mình có nhiễm HIV hay không, bạn hãy đến một trong những cơ sở xét nghiệm tư vấn HIV.

Đầu tiên các bác sĩ sẽ làm bằng phương pháp sử dụng test nhanh cho bạn. Sau đó nếu có nghi ngờ gì thì các bác sĩ sẽ lại hướng dẫn bạn đi làm những xét nghiệm cao cấp và chuyên sâu hơn. Nếu bạn xét nghiệm lần đầu âm tính thì bạn cũng nên chú ý làm thêm lần nữa cách lần đầu 3 tháng bạn ạ. Vì giai đoạn cửa sổ của HIV thường kéo dài 3 – 6 tháng thậm chí có người kéo dài đến 1 năm.

Còn thời gian có kết quả thì với kết quả test nhanh thì bạn có thể chờ lấy trong buổi đi khám hoặc lấy trong ngày nếu em làm trong bệnh viện. Còn những kết quả xét nghiệm cao cấp hơn thì tùy phương pháp làm mà bác sĩ sẽ hẹn bạn thời gian lấy kết quả bạn ạ. Hiện nay thì có phương pháp mới có thể phát hiện một người có bị HIV hay không chỉ sau khi có hành vi nguy cơ 10 ngày đến 1 tháng thôi.

Tiến trình của một cuộc xét nghiệm HIV

Bác sĩ sẽ lấy một ít máu của bạn và tìm kháng thể kháng HIV. Xét nghiệm tìm kháng thể này có nhược điểm là có khi cơ thể đã nhiễm HIV nhưng lượng kháng thể sinh ra còn quá nhỏ, xét nghiệm chưa thấy được. Tình trạng này có thể kéo dài trong 3 – 6 tháng sau khi nhiễm, gọi là “thời kỳ cửa sổ”.

Kết quả xét nghiệm có thể là:

               Dương tính:

  • Đối với người trưởng thành: Máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa bạn mang HIV.
  • Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có virus nhưng lại có kháng thể của cơ thể mẹ truyền sang.
  • Đối với trẻ nhỏ, phải 6-12 tháng sau khi sinh mới kết luận chính xác được.

               Âm tính: Máu không có kháng thể HIV thì có thể có hai khả năng:

  • Hoặc bạn không nhiễm HIV
  • Hoặc bạn có HIV nhưng đang trong “thời kỳ cửa sổ”. Bạn nên xét nghiệm lại sau khoảng 3-6 tháng, và dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi này, đừng để cho mình có nguy cơ lây nhiễm mới.

Không rõ: Nguyên nhân có thể là bạn đang trong “thời kỳ cửa sổ”, cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó ảnh hưởng đến khả năng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng. Bác sĩ xét nghiệm sẽ hướng dẫn bạn xét nghiệm lại.

Sau 3 giai đoạn phát triển của HIV, tùy thuộc vào phản ứng của từng cơ thể mà các giai đoạn đó có thời gian kéo dài khác nhau và có thể lên đến 20 năm. Virus HIV sẽ phá hủy hệ miễn dịch của người nhiễm làm người nhiễm bệnh dễ dàng mắc các bệnh khác. Khi đó người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và thường là tử vong trong giai đoạn này.

Xét nghiệm HIV như thế nào và chi phí bao nhiêu?

Bạn có thể làm xét nghiệm HIV bằng phương pháp Ag/Ab Combo sau 28 ngày. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, kết quả Combo sau 28 ngày là chính xác và không thay đổi kết quả sau 3 tháng.

Chi phí xét nghiệm 300.000 – 400.000 đồng. Bạn nên kiểm tra lại bằng xét nghiệm test nhanh tìm kháng thể kháng HIV sau 3 tháng, chi phí xét nghiệm 50,000 – 100,000 đồng. Còn đối với những trung tâm miễn phí thì không thu bất kỳ khoản chi phí nào cả.

Xét nghiệm HIV ở đâu? Địa chỉ xét nghiệm HIV miễn phí tại TPHCM?

Bạn có thể đến một trong những địa chỉ sau để được xét nghiệm miễn phí và bảo mật nhé:

Trung tâm Ánh Dương

  • 71 Võ Thị Sáu, Phường 6, Quận 3, TPHCM
  • ĐT: 08 3820 8470

BV Phạm Ngọc Thạch

  • 120 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, TPHCM
  • ĐT: 08 3855 0207

BV Bệnh Nhiệt Đới

  • 190 Hàm Tử, Phường 1, Quận 5, TPHCM
  • ĐT: 08 3924 2659

BV Nhi Đồng 2

  • Chăm sóc và điều trị bệnh HIV/AIDS cho trẻ em
  • 14 Lý Tự Trọng, Quận 1, TPHCM
  • ĐT: 08 3822 7453

BV Nhi Đồng 1

  • Chăm sóc và điều trị bệnh HIV/AIDS cho trẻ em.
  • 2 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TPHCM
  • ĐT: 08 3927 1119

Trung Tâm Mai Hòa

  • Nhận nuôi dưỡng bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối không nơi nương tựa
  • Đỗ Đăng Tuyển Lô 6, Củ Chi
  • ĐT: 08 3892 6135

BV Quận 11

  • 72 đường số 5 Cư xá Bình Thới, Phường 8, Quận 11, TPHCM
  • ĐT: 08 3965 0197

Xét nghiệm HIV miễn phí cho người đồng tính tại TP HCM

  • Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch chuyên tham vấn, xét nghiệm, điều trị, ARV, chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm trùng cơ hội. Địa chỉ: 120 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5. Điện thoại 08 38 550 207.
  • Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới chuyên điều trị ARV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội (OIs). Địa chỉ: 190 Hàm Tử, Phường 1, Quận 5. Điện thoại: 08 39 242 659.
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2 chăm sóc và điều trị bệnh HIV/AIDS cho trẻ em. Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Quận 1. Điện thoại: 08 38 227 453.
  • Bệnh viện Nhi Đồng 1 chăm sóc và điều trị bệnh HIV/AIDS cho trẻ em. Địa chỉ: 2 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10. Điện thoại: 839 271 119.
  • Trung Tâm Mai Hòa nhận nuôi dưỡng bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối không nơi nương, tựa, giúp bệnh nhân hòa giải với bản thân, gia đình và xã hội. Địa chỉ: Đỗ Đăng Tuyển Lô 6, Củ Chi. Điện thoại 08 38 926 135.
  • Bệnh viện Quận 11 chuyên tham vấn và xét nghiệm miễn phí. Địa chỉ: 72 đường số 5 Cư xá Bình Thới, Phường 8, Quận 11. Điện thoại: 08 39 650 197.

Xét nghiệm HIV miễn phí tại hà nội

Đội y tế dự phòng – Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm

  • Địa chỉ: 45 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 8284827

Trung tâm y tế quận Hai Bà Trưng

  • Địa chỉ: 16B Phạm Đình Hổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 9723143

Đội y tế dự phòng – Trung tâm y tế quận Đống Đa

  • Địa chỉ: 24 ngõ 34 Ngô Sĩ Liên, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 7473128

Trung tâm y tế quận Thanh Xuân

  • Địa chỉ: phòng 4, tầng 3, ngõ 282 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 5571196

Trung tâm y tế quận Ba Đình

  • Địa chỉ: số 101 Quan Thánh, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 8230243

Trung tâm y tế quận Long Biên

  • Địa chỉ: số 485, đường Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 8779171

Trung tâm y tế Từ Liêm

  • Địa chỉ: tầng 3, thị trấn Cầu Diễn
  • Điện thoại: (04) 7646978

Trung tâm y tế Gia Lâm

  • Địa chỉ: số 1, đường Ngô Xuân Quảng, Châu Quỳ, Gia Lâm
  • Điện thoại: (04) 6760268

Phòng tư vấn xét nghiệm, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

  • Địa chỉ: đường Đê La Thành, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 7754266

Phòng tư vấn xét nghiệm – Trung tâm y tế dự phòng

  • Địa chỉ: 50 C Hàng Bài, Hà Nội
  • Điện thoại: (04) 9434738

Bệnh HIV có chữa được không?

HIV có chữa khỏi được không? luôn là câu hỏi mà các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mong có được câu trả lời. Hiện nay có rất nhiều nhóm các nhà khoa học của Mỹ đang tiến hành chữa trị cho 1 số bệnh nhân và kết quả rất khả quan.

Một khi virus HIV xâm chiếm một tế bào của người, nó sẽ cư trú ở đó mãi mãi. Virus sẽ chèn bộ gen nguy hiểm chết người của mình vào ADN của các nạn nhân, buộc họ phải nhờ cậy việc điều trị y tế suốt phần đời còn lại.

Các nhà khoa học đã tìm ra được phương pháp chữa khỏi hẳn căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Vậy họ đã làm cách nào?

Cách thứ nhất:

Các nhà khoa học đã dùng liệu pháp tế bào gốc để thay thế toàn bộ các tế bào miễn dịch bị nhiễm HIV trong cơ thể bệnh nhân, điểm đặc biệt là các tế bào mới này không có thụ thể cho HIV “bám vào”. Cách này đã thành công trên bệnh nhân Timothy Ray Brown.

Tế bào gốc có nhiều trong tủy xương và một số cơ quan khác. Tế bào gốc còn có nhiều trong máu cuống rốn. Hiện nay tại Việt Nam đã có ngân hàng máu cuống rốn. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là làm sao nhân bản được số lượng lớn tế bào gốc để dùng điều trị cho bệnh nhân và chi phí để làm được điều này là rất cao nên chưa thể áp dụng rộng rãi.

Cách thứ hai:

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đến từ Trường Y, Đại học Temple Philadelphia, Mỹ đã tìm ra một cách loại bỏ hoàn toàn HIV khỏi các tế bào của người thông qua việc sử dụng “khắc tinh” của virus. “Đây là một bước quan trọng trong con đường tiến tới việc chữa trị vĩnh viễn bệnh AIDS. Đây là khám phá thú vị, nhưng vẫn chưa sẵn sàng cho việc áp dụng ở các bệnh viện. Nó là bằng chứng cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng”, giáo sư, tiến sĩ Kamel Khalili, chủ nhiệm Khoa Sinh học thần kinh tại Đại học Temple, nói.

Trong báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, tiến sĩ Khalili và các cộng sự đã đề cập chi tiết cách họ tạo ra công cụ phân tử để loại bỏ ADN nhiễm HIV-1. Khi được triển khai, một enzyme cắt ADN có tên gọi nuclease (enzyme xúc tác phân hủy các axit nucleic) Cas9 kết hợp với một dải ARN có tên gọi ARN dẫn đường (gRNA) sẽ truy lùng bộ gen của virus và loại bỏ ADN của HIV-1.

Từ đây, cơ chế hồi phục gen của tế bào sẽ đảm nhiệm trọng trách hàn gắn các đầu lỏng lẻo của bộ gen với nhau, dẫn đến các tế bào không còn virus. “Vì hệ miễn dịch không bao giờ xóa sạch được HiV-1, nên để chữa trị được bệnh cần phải thải loại virus trước tiên”, Công cụ phân tử như thế này cũng hứa hẹn giúp mang tới một vắc-xin trị liệu, do các tế bào được trang bị hỗn hợp nuclease – ARN đã chứng minh “miễn nhiễm” với HIV.

Cách thứ ba:

Dùng thuốc GS-9620. Theo AIDSmed, thuốc GS-9620 với cơ chế gắn kết vào thụ thể TLR7 (The Toll-Like Receptor 7), có khả năng đánh thức các tế bào lympho đã nhiễm HIV, khiến chúng tái hoạt động và sinh sản. Sau đó, các tế bào này sẽ bị tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của bệnh nhân.

Hạn chế của ARV là chỉ tác dụng trên các tế bào lympho đang hoạt động, chứ không thể đánh vào tế bào đang “ngủ”. Các tế bào này vô tình trở thành ổ lưu trú reservoir cho virus HIV ẩn nấp. Nếu ngưng điều trị ARV, các ổ lưu trú có thể tái hoạt và sản sinh virus, gây hiện tượng “HIV rebound”. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại ở nhiều ca bệnh từng được công bố là trị khỏi HIV và sau đó phát hiện nhiễm trở lại.

Hai nghiên cứu của hãng dược Gilead trên nhóm thuốc gắn kết thụ thể TLR7, mang tên GS-9620 đã được công bố tại Hội nghị Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections 2015 (CROI) ở Seattle. Trong đó, một nghiên cứu được thực hiện trên tế bào máu của 4 người nhiễm HIV đang điều trị ARV có đáp ứng, công trình còn lại áp dụng trên virus SIV ở khỉ rhesus macaque (là chủng virus họ hàng của HIV).

Nghiên cứu trên tế bào máu người có H trong phòng thí nghiệm tiến hành như sau: Nhóm nhà khoa học đã trích ra và nuôi cấy tế bào máu người bệnh dưới tác dụng của GS-9620. Sau một thời gian đem so sánh với nhóm bệnh nhân không sử dụng thuốc này. Kết quả ghi nhận chỉ sau 4 ngày, nồng độ virus HIV trong mẫu thí nghiệm có sử dụng GS-9620 gia tăng rõ rệt, điều này chỉ ra rằng có sự thức tỉnh của các tế bào latent lympho, tức các tế bào đang “say ngủ”.

Nghiên cứu còn lại trên 10 con khỉ nhiễm SIV, đã điều trị ARV và khống chế tốt tải lượng virus ở mức “không thể xác định”. 4 cá thể được cho uống GS-9620, 6 con còn lại thì không. Nhóm nghiên cứu cũng ghi nhận rõ có sự gia tăng nồng độ virus trên nhóm khỉ sử dụng GS-9620, có sự khác biệt đáng kể với nhóm khỉ còn lại. Các tác giả cũng trình bày bằng chứng cho thấy có sự sụt giảm số lượng của các reservoir. Hiện giai đoạn 2 của quá trình nghiên cứu đang tiến hành, nếu đúng như phác đồ, virus HIV sẽ bị tiêu diệt hết bởi thuốc ARV.

Như vậy, các nghiên cứu ban đầu nêu trên cho thấy thuốc mới có khả năng tác động lên các ổ lưu trú reservoir. Từ đó, đặt ra triển vọng tìm được phương thức trị khỏi hoàn toàn HIV. Loại trừ hoàn toàn các ổ lưu trú đồng nghĩa với việc loại bỏ hoàn toàn HIV ra khỏi cơ thể người bệnh. Hiện, thuốc GS-9620 đã tiến hành thử nghiệm pha I và đánh giá độ an toàn trên người.

Hi vọng với bài viết Những điều cần biết về bệnh HIV bạn đã có một cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh thế kỷ này và từ đó có thể tự bảo vệ mình và người thân tránh xa những tệ nạn của xã hội.

Viết một bình luận