Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho biết rằng bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có được vắc – xin phòng ngừa. Vì thế mà tình trạng bệnh sốt xuất huyết cũng vẫn xảy ra thường xuyên tại những nơi có những vũng nước đọng sẽ sinh ra nhiều lăng quăng và sẽ biến thành muỗi. Nhiều người khi gặp phải bệnh này thường lúng túng không biết phải xử trí làm sao. Vậy thì nên làm gì khi bị sốt xuất huyết?
Những triệu chứng của bện sốt xuất huyết
Sau khi bị muỗi vằn có mang mầm bệnh chích phải thì thời gian ủ bệnh của người bệnh là khỏng 4 -5 ngày. Và khi phát bệnh thì sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Cơ thể bỗng dung sốt cao độ liên tục từ khoàng 39 – 40 độ trong khoảng từ 2 – 7 ngày liền kề.
- Cơ thể lúc này cũng sẽ xuất huyết dưới dạng những chấm rải rác trên da, chảy máu cam , ói ra máu hay như những vết kim chích trên da.
- Có hiện tượng đau cơ, đau bụng hay mệt mỏi và chán ăn
- Mạch nhanh, nhẹ, huyết áp giảm, kẹp hoặc không đo được, chi lạnh, bứt rứt…
Lúc này thì nên làm gì khi bị sốt xuất huyết
các liên kết được tài trợ
- Cần theo dõi diễn biến của bệnh và đến ngay trung tâm y tế gần nhất. Trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà nhưng cần nhất là vẫn đến khám bác sĩ.
- Khi chăm sóc tại nhà thì nên nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều khi bị sốt xuất huyết
- Nên uống nước nhiều có thể là nước cam, nước chanh hay nước uống đun sôi để nguội đều được.
- Nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu khi bị sốt xuất huyết.
- Ngoài ra, nên tranh những thức ăn có màu đỏ, đen, nâu vì khí ói mửa có thể dễ nhầm lẫn với máu gây nên việc chuẩn đoán bệnh sai.
- Nên tránh tuyệt đối dùng Aspirin để hạ sốt khi bị sốt xuất huyết
- Không nên cạo gió, kiêng cữ ăn uống khi bị sốt xuất huyết
Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết? Các phòng tránh ra sao?
- Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (lăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, theo nguyên tắc: Không lăng quăng, không muỗi, sẽ không có sốt xuất huyết.
- Không nên để muỗi tiếp xúc với da bằng cách giăng màn khi ngủ, mặc áo ngủ dài tay và đặc biệt không nên đến những chỗ tối.
- Có thể đuổi muỗi bằng cách đốt nhanh muỗi hay xịt muỗi. Ngoài ra có thể thử dung kem chống muỗi để phòng bệnh.
- Đuổi muỗi (đốt nhang muỗi, xịt muỗi), dùng kem thoa chống muỗi.
- Nên dọn dẹp những chỗ muỗi thích đậu, nghỉ như dây treo, quần áo, chỗ tối.
- Khi cắm trại, sinh hoạt ngoài trời hoặc vào mùa dịch cần mang theo các chai xịt chống, xua đuổi muỗi, nhất là đối với trẻ em, người có tiền sử dị ứng nặng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chất Diethyltoluamide (DEET) nồng độ từ 10% – 30% có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (từ 5 – 8 giờ), an toàn cho sức khỏe.
Bị sốt suất huyết nên ăn uống gì?
Bệnh nhân sốt xuất huyết ngoài việc uống đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống cũng là cách để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân cần chú trọng và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để giúp đẩy lùi bệnh tật . Dưới đây là danh sách các thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
- Cháo: Khi bạn đang cố gắng chống chọi với vi rút sốt xuất huyết, thực phẩm tốt nhất là cháo. Ăn cháo giúp tăng sức lực, đẩy lùi bệnh tật. Nếu trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngọn, trướng bụng, mạch yếu…thì nên dùng các thực phẩm sau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.
Súp: sẽ giúp trẻ có sức mạnh để chống lại các cơn đau ở khớp. Nó cũng giúp kích thích cơn đói và cải thiện vị giác. - Đu đủ: các chuyên gia và bác sĩ cho rằng lá đu đủ là thức ăn tốt nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Nghiền nát 2 lá đu đủ tươi và ép để chiết xuất lấy nước. Trẻ em bị sốt xuất huyết nên dùng 2 muỗng canh nước ép này mỗi ngày, vào buổi sáng hoặc tối.
- Nước ép chanh: giúp loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể do các vi rút sốt xuất huyết gây ra. Nước chanh tống vi rút qua đường nước tiểu.
- Nước dừa: trẻ em bị sốt xuất huyết cũng nên uống nhiều nước dừa để bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước.
- Nước rau củ ép, nước hoa quả: các loại nước trái cây, rau củ tươi đều tốt cho trẻ em bị sốt xuất huyết. Các chuyên gia nói rằng nước rau ép nguyên chất có thể cung cấp những dưỡng chất cơ bản và giúp phục hồi nhanh chóng. Trẻ em bị sốt xuất huyết cần bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch. Trái cây giàu vitamin C là dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, giúp sản xuất các tế bào lympho. Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, vi rút.
- Uống thật nhiều nước :Khi sốt, bệnh nhân dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống lại càng gây mất nước thêm. Vì vậy, điều tối quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết là cần cho bệnh nhân uống thật nhiều nước (mỗi lần vài ngụm, uống liên tục trong ngày). Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500 ml/ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000-2.500 ml/ngày.
Người bệnh sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc chủ động, tích cực phòng chống sốt xuất huyết, cần có chế độ ăn uống hợp lý với bệnh nhân sốt xuất huyết (sốt xuất huyết). Dưới đây là một số thực phẩm người bệnh sốt xuất huyết không nên dùng vì dễ gây rối loạn, biến chứng nguy hiểm, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Đồ uống ngọt
Không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi. Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.
Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein
Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên ăn trứng gà và những thực phẩm chứa nhiều protein mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi.
Thực phẩm sẫm màu
Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết (chảy máu), do đó nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.
Trà
Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà có một số chất sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.
Đồ cay, nóng
Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt… sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.
Hi vọng với vài điều chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn biết nên làm gì khi bị sốt xuất huyết để từ đó tự bảo vệ mình và những người thân yêu trong gia đình nhé.