nhungdieucanbiet.org

Huyết áp thấp bị tụt và Những điều cần biết để xử lý

Căn bệnh tụt huyết áp diễn ra ở nhiều người, nhiều đối tượng và các độ tuổi khác nhau. Và Hậu quả của việc tụt huyết áp vô cùng nguy hiểm, bởi vậy bạn cần phải nắm các lưu ý khi bản thân hoặc người thân trong gia đình mình thường xuyên bị tụt huyết áp.

Huyết áp là gì ?

Huyết áp thực chất nó là gì , mà tại sao có người lại bị tăng huyết áp, có người bị tụt huyết áp. Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình.

Thế nào là huyết áp thấp ?

So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg.

Nguyên nhân nào gây bệnh huyết áp thấp?

– Do suy giảm hoạt động của tuyến giáp: Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hormon của tuyến giáp, sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp, kèm theo các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, rụng tóc.

– Hàm lượng hemoglobin thấp: Người khỏe mạnh, nam giới hàm lượng hemoglobin ở mức 13,5 tới 17,5 g/dl còn ở nữ giới là 11,5 tới 15,5g/dl. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm, có thể làm cho cơ thể choáng váng hoa mắt, chóng mặt.

– Do suy giảm glucoza: Nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2.5mmol/l, bạn có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi.

– Nhịp tim chậm: nhịp tim đập dưới 60 nhịp/phút, khiến không đủ lượng máu và oxy lưu thông trong cơ thể. Đây là một trong những nhân tố dẫn tới bệnh huyết áp thấp.

– Căng thẳng thường xuyên cũng là những nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp.

– Khi cơ thể gặp lạnh, mưa cũng là nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp.

Triệu chứng của bệnh huyết áp thấp?

Khi tụt huyết áp sẽ thấy người mệt mỏi kèm theo các triệu chứng như: chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, đầu óc không minh mẫn, thậm chí choáng váng dẫn tới ngất xỉu.

Một số người có thể bị hạ huyết áp khi đi dưới trời nắng, khi hoạt động quá sức, hay có thể bị say tàu xe trên những chuyến xe đường dài. Cho nên bạn cần có biện pháp phòng bệnh mọi lúc.

Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Bệnh huyết áp thấp tương đối nguy hiểm. Khi huyết áp bị tụt nhiều lần, sẽ làm hệ thống thần kinh suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh oxy, chất dinh dưỡng cho các cơ quan có chức năng sống như não, tim, thận… gây tổn thương các cơ quan. Bên cạnh đó, bệnh có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến tính mạng nếu như không được phát hiện và điều trị. Ngoài ra tụt áp huyết có thể gây sốc, rất nguy hiểm nếu đang làm việc trên cao, đang lái xe…

Điều trị huyết áp thấp

1. Nếu bị Huyết áp thấp do suy giảm hoạt động của tuyển giáp, bạn nên đến bác sỹ thăm khám, xét nghiệm máu để phát hiện ra nguyên nhân, bác sỹ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.

2. Trường hợp bị Huyết áp thấp không do nguyên nhân trên, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

– Ăn đủ các bữa, đặc biệt bữa sáng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sáng với những thực phẩm tốt cho tim mạch và các loại nước hoa quả ép (nên thêm một chút muối) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.

– Nên ăn mặn hơn người bình thường (10-15g muối/ngày).

– Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với sức khoẻ và độ tuổi.

– Ngủ đủ giấc và đủ thời gian cũng góp phần quan trọng vào việc khắc phục cũng như phòng ngừa chứng cao huyết áp.

– Thường xuyên dùng các loại trà để hỗ trợ nâng cao huyết áp. Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp, song một sản phẩm hỗ trợ tăng huyết áp tốt phải đảm bảo tốt các tiêu chí sau:

– Có tác dụng làm ấm nóng cơ thể, không gây lạnh bụng, đi ngoài, nếu không sẽ có tác dụng ngược lại, làm cho bệnh nhân càng tụt huyết áp hơn. Vì vậy sản phẩm không nên bổ sung những vị thuốc có tính hàn.

– Không gây phản ứng phụ khi người bệnh dùng thường xuyên. Điều này chỉ có thể có được nếu sản phẩm được sản xuất từ nguồn gốc thiên nhiên.

Người bị huyết áp thấp nên ăn gì?uống gì?

Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ tránh để cơ thể cảm thấy đói vì dễ làm đường huyết bị hạ đột ngột.

Được dùng các thực phẩm chứa nhiều muối hơn, khoảng 10-15g trong một ngày. Đối với trường hợp người bị bệnh tim thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Tăng cường các thực phẩm như thịt gà, cá và rau củ quả vào chế độ ăn.

Được phép uống trà đặc hay cà phê, tuy nhiên không nên lạm dụng. (Không quá 02 ly cà phê/ngày).

Nước chanh đường.

Dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, yến mạch

Uống nhiều nước, uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong ngày.

Bổ sung Vitamin B12 có nhiều trong cá và các sản phẩm từ phô mai, sữa và sữa chua.

Đối với những người bệnh huyết áp thấp do thiếu máu thì nên tăng cường chất sắt trong các thực phẩm như gan động vật, tôm cá, thịt nạc, ngũ cốc, nấm mèo, nấm hương,  rau dền, nước nho, rau đay, bột tam thất, long nhãn, táo tàu,hạt sen,  lựu, táo , quả dâu, …

Giải đáp thắc mắc bệnh huyết áp thấp nên kiêng ăn gì?

Để trả lời thắc mắc bệnh huyết áp thấp nên kiêng ăn gì, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng loại thực phẩm kiêng kị đối với chứng bệnh này.

Người bị huyết áp thấp không nên ăn cà rốt vì cà rốt có chứa muối succinic. Loại muối này khiến kali trong nước tiểu tăng lên và làm huyết áp bị giảm.

Táo mèo, hạt dẻ nướng cũng có tác dụng làm giảm huyết áp.

Cà chua cũng là loại thực phẩm nên tránh. Cà chua rất giày lycopene. Lycopene là chất có lợi cho sức khỏe nhưng lại có tác dụng làm hạ huyết áp nên không tốt cho những người bị mắc chứng huyết áp thấp.

Sữa ong chúa không tốt cho huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp cũng nên tránh những loại thực phẩm có tính lạnh như rau bina, dưa hấu, hành tây, hạt hướng dương…

Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn vì chúng làm cơ thể bị mất nước và từ đó làm huyết áp bị giảm.

Sữa ong chúa là một loại thực phẩm chức năng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh nhưng lại không tốt với bệnh huyết áp thấp. Một chất có trong sữa ong chúa đóng vai trò như insulin có công dụng làm hạ đường huyết từ đó làm hạ huyết áp.

Huyết áp thấp vẫn chưa có một loại thuốc nào có khả năng chữa trị dứt điểm nhưng bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình thông qua chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Có nên mua máy đo huyết áp tại nhà

( Chuyên mục trả lời – thắc mắ )

Hỏi: Gia đình tôi có 2 người huyết áp thất thường, mẹ tôi là bị tụt huyết áp, bố tôi bị cao huyết áp. Có đi khám bác sĩ để theo dõi thường xuyên để có phương án điều trị, tuy nhiên vì quá nhiều lần đi khám bác sĩ lại, không tiện vì 2 người đã già, tôi phải đi làm không tiện đưa đón đi bác sĩ thường xuyên được. Vậy có nên mua máy đo huyết áp tại nhà không ? Và nên mua loại nào tốt và dễ sử dụng nhất.

Trả lời:

Có . Nếu gia đình bạn có điều kiện và hoàn cảnh như vậy thì nên mua máy đo huyết áp tại nhà, để có thể chủ động theo dõi tình trạng huyết áp của bố mẹ mình. Bởi vì việc tự trang bị để theo dõi và có phương án điều trị kịp thời tình trạng huyết áp để giảm các nguy cơ tác hại mà huyết áp tăng hoặc tụt xảy ra. Tuy nhiên Tự đo lấy không thay thế việc theo dõi sức khỏe định kỳ tại bệnh viện, nhưng có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho việc theo dõi và điều trị, vì khi đo tại bệnh viện, không thể hiện được những thay đổi huyết áp trong các thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau.

Lựa chọn loại máy đo huyết áp nào dùng tại nhà ?

Trên thị trường hiện có vô số các loại máy khác nhau, nguyên lý khác nhau của các hãng máy khác nhau. Tuy nhiên có 2 loại bạn cần quan tâm chính đó là, máy đo cơ và máy đo điện tử. Máy đo cơ thì bạn thường thấy ở các cơ sở y tế, bệnh viện thường dùng loại này. Và một loại nữa là điện tử. Bạn cần chọn mua loại điện tử nhé. Để tìm mua loại máy đo điện tử tốt nhất bạn nên xem chi tiết ở tại đây https://naototnhat.com/may-do-huyet-ap.html

 

Hy vọng với những điều cần biết về huyết áp thấp trên giúp ích cho các bạn các thông tin bổ ích. Chân thành cảm ơn đã theo dõi.

Exit mobile version