nhungdieucanbiet.org

Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn

Thông thường khi gặp phải tình huống có ai đó bị xảy ra ngộ độc thức ăn, mọi người thường lúng túng không biết nên xử trí như thế nào là đúng. Vì thế mà có những trường hợp đáng tiếc xảy ra do không xử trí đúng cách. Với bài biết chia sẻ “Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn” sẽ phần nào cung cấp thêm thông tin để bạn có thể ứng phó kịp thời khi có người bị ngộ độc thực phẩm

Bạn có quan tâm:

Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn

Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi một người bị ngộ độc thức ăn thì sẽ có những triệu chứng đặc trưng sau đây:

Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn

Khi gặp những triệu chứng nói trên thì bạn cần phải giúp người bệnh nôn ngay ra lập tức nhưng chú ý rằng không được làm điều này khi bệnh nhân đang trong trạng thái hôn mê. Việc giúp người bệnh nôn, ói, mửa càng sớm càng tốt vì để chất độc không thể ngấm vào sâu bên trong cơ thể bệnh nhân. Nếu bỏ qua gia đoạn này thì rất có thể bệnh nhân sẽ mất mạng hoặc để lại những di chứng nặng nề khiến việc điều trị và phục hồi gặp khó khan .

Để nôn, ói, mửa thì bạn có thể dung hai ngón tay để móc họng để kích các thức ăn có chứa mầm mống bệnh tật ra ngoài. Bạn cũng có thể uống một cốc nước muỗi loãng sau đó dung tay hoặc một chiếc muỗng đè vào cuống lưỡi để ói càng nhiều càng tốt.

Giúp người bệnh nôn, ói, mửa càng sớm càng tốt vì để chất độc không thể ngấm vào sâu bên trong cơ thể bệnh nhân

Nên làm gì khi bị ngộ độc 

các liên kết được tài trợ

Khi bị ngộ độc thức ăn người bệnh nhân thường bị mất nhiều nước do quá trình bị tiêu chảy hay nôn, ói. Vì thế bệnh nhân cần bù lại lượng nước đã mất bằng cách sử dụng dung dịch oresol(pha 1 gói với 1 lít nước), uống nước cam, nước dừa hoặc ăn cháo loãng… Ngoài ra bạn có thể pha nửa thìa cà phê muối với 4 thìa cà phê đường cho người bệnh uống.

Ngoài việc bù nước và chất điện giải, việc uống các dung dịch trên còn giúp pha loãng nồng độ chất độc ở trong cơ thể làm hạn chế tối đa tác hại. Trong trường hợp ngộ độc nhẹ sau khi gây nôn nên để người bệnh nghỉ ngơi và thường xuyên bù nước.

Trong trường hợp ngộ độc nhẹ sau khi gây nôn nên để người bệnh nghỉ ngơi và thường xuyên bù nước.

Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn

Bạn cũng cần nên loại bỏ những tư tưởng bị ngộ độc thức ăn thì phải nhịn ăn và nuôi dưỡng bằng các truyền đạm, cháo hay nước. Vì làm như thế sẽ rất dễ khiến cơ thể bị suy nhược v2 thực chất người bệnh vẫn cần có chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, tiết ra chất đề kháng để chống chọi lại bệnh tật.

Lưu ý khi ăn, bệnh nên cần ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và tránh hiện tượng ăn quá no để giảm tải cho hệ tiêu hoá. Để an toàn hơn, sau khi gây nôn nên cho bệnh nhân đến cơ sở y tế để khám và rửa ruột nếu cần thiết.

Cần đến bệnh viện khi có các dấu hiệu như sau:

Những trường hợp nặng thế này cần được điều trị bằng những biện pháp chuyên khoa đặc hiệu, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng. Chú ý: Không gây nôn cho bệnh nhân đang bị hôn mê vì sẽ dễ xảy ra tình trạng sặc thức ăn và đường thở rất nguy hiểm.

Những trường hợp nặng thế này cần được điều trị bằng những biện pháp chuyên khoa đặc hiệu

Hi vọng với bài viết chia sẻ Nên làm gì khi bị ngộ độc thức ăn sẽ giúp bạn biết cách xử trí khi có một ai đó bị ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyên bạn nên đến với trạm y tế gần nhất để được chăm sóc một cách kỹ lưỡng hơn và tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Exit mobile version