Đám cưới luôn là dịp trọng đại trong cuộc đời mỗi người nó là mốc đánh dấu sự trưởng thành và là khởi đầu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc của hai người. Chính vì ý nghĩa quan trọng của mình mà đám cưới có khá nhiều lễ nghi khác nhau và một trong số đó chính là lễ lại mặt nhà gái. Đương nhiên với những người đã từng kết hôn và có gia đình thì nghi lễ này không còn quá xa lạ nhưng với những đôi bạn trẻ chuẩn bị kết hôn thì những hiểu biết về nghi lễ này chưa thật đầy đủ và chính xác. Vậy lễ lại mặt là gì và cần những gì?
Tin liên quan :
Lễ lại mặt là gì?
Một lễ cưới theo đúng phong tục của người Việt (Kinh) sẽ gồm các bước chính đó là : kén chọn, giạm ngõ, hỏi, cưới, lại mặt và nộp cheo. Trong các bước trên thì mỗi bước sẽ tương ứng với các nghi lễ nhất định và tùy vào điều kiện , thời gian và tập quán của từng vùng mà có đủ hoặc cắt bỏ một số các nghi lễ ở trên.
Sau khi lễ cưới được tiến hành thì sẽ diễn ra lễ lại mặt. Đây là nghi lễ quan trọng gần như cuối cùng của một đám cưới trọn vẹn. Lễ lại mặt thường được tổ chức cho các cặp vợ chồng lấy nhau ở một phạm vi tương đối gần, nghĩa là khi 2 bên gia đình ở khá gần nhau, còn những đôi lấy nhau ở xa như việc vợ người Bắc chồng người Nam thì thường lễ này sẽ được bỏ qua.
Lễ lại mặt hay còn được gọi là lễ nhị hỷ, được tiến hành tại nhà gái, thời gian tiến hành lễ thì có thể tùy từng vùng, có vùng làm lễ lại mặt ngay sau đêm tân hôn nhưng cũng có vùng làm lễ lại mặt 3 đến 4 ngày sau đám cưới và thường thì lễ này được tiến hành vào buổi sáng ít khi để đến chiều tối. Lại mặt có nghĩa là sau khi cưới cô dâu và chú rể cùng nhau về lại nhà gái. Sau khi đám cưới được tiến hành 1-4 ngày, khi cô dâu đã về nhà chồng thì mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cô dâu và chú rể mang về nhà gái. Khi về nhà cô dâu,bố mẹ cô dâu sẽ chuẩn bị một mâm cơm để mời con rể và bữa cơm này thường chỉ là bữa cơm thân mật trong gia đình.
Ý nghĩa của lễ lại mặt
Lễ lại mặt có ý nghĩa để cô dâu và chú rể tỏ lòng biết ơn của mình đối với ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Thường trước khi cưới cô dâu sẽ không có nhiều dịp để tiếp xúc với gia đình bên chồng vì vậy sau khi cưới hẳn là sẽ còn nhiều bỡ và lo lắng, thêm vào đó là tâm trạng buồn nhớ cha mẹ sẽ khiến các cô dâu mới cảm thấy buồn phiền. Hiểu được tâm tình đó, lễ lại mặt được tiến hành vừa là để đôi vợ chồng mới bày tỏ sự hiếu lễ với bố mẹ vợ vừa là để cho cô dâu vơi bớt đi nỗi nhơ thương cha mẹ.
Lễ lại mặt còn được xem như là lời nhắc nhở đến đôi vợ chồng không chỉ phải lo trọn nhiệm vụ với bên chồng mà còn phải hiếu thảo chu toàn với bên nhà gái. Nghi lễ này còn giúp gia đình đình hai bên thông gia gắn bó khăng khít hơn. Đồng thời qua đó cô dâu cũng cảm thấy thoải mái tinh thần hơn vì dù đi làm dâu những vẫn thường xuyên được gặp gỡ nhà cha mẹ.
Ngày xưa, lễ lại mặt còn mang ý nghĩa là dịp để chú rể bày tỏ suy nghĩ của mình về cô dâu mới, nếu lễ lại mặt được tổ chức chu đáo linh đình thì có nghĩa là cô dâu rất được chú rể và gia đình nhà trai hài lòng yêu quý. Lúc này mọi người sẽ dùng những lễ vật mà cô dâu chú rể mang về để tổ chức tiệc mừng. Nhưng mọi chuyện sẽ diễn ra theo một hướng khác nếu có trục trăc diễn ra trong đem tân hôn hoặc trong thời gian 3 ngày cô dâu ở tại nhà chồng. Đặc biệt nếu chú rể và cô dâu trở về và mang theo một lễ là một chiếc thủ lợn bị cắt mất tai thì có nghĩa là cô dâu trước khi kết hôn đã không còn trinh trắng. Trường hợp này nhà gái buộc phải bí mật đem trả lại cho nhà trai một số của nả, lễ vật có giá trị nhất định thì mới được. Tuy nhiên hiện nay ý nghĩa này đã không còn cần thiết nữa mà lễ lại mặt chỉ đơn giản mang ý nghĩa tỏ lòng biết ơn của đôi vợ chồng mới đến gia đình nhà gái mà thôi.
Giới thiệu bạn cửa hàng cho thuê áo cưới, trang phục cưới hỏi: http://ninistore.vn/
Lễ lại mặt cần những gì?
Trước đây mặc dù lễ vật không quá cầu kì như lễ ăn hỏi hoặc lễ cưới nhưng lễ lại mặt cũng cần phải có khá nhiều lễ vật như trầu cau, xôi, rượu, thịt gà, thịt heo để mang về thắp hương trên bàn thờ của nhà gái. Tuy nhiên hiện nay các lễ vật đã được giản tiện bớt đi rất nhiều. Nhiều khi nhà trai chỉ cần chuẩn bị một gói quà gồm bánh kẹo, trái cây, rượu, thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Gia đình nào có điều kiện hơn thì sẽ chuẩn bị một phong bì nhỏ để thắp hương trên bàn thờ.
Tuy ngày nay mọi thứ đã được giản tiện đi khá nhiều nhưng lễ lại mặt vẫn được giữ lại trong nghi thức cưới và là một phần quan trọng không thể thiếu với những ý nghĩa tốt đẹp giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Hi vọng qua bài viết đã giúp cho quý độc giả hiểu thêm về lễ lại mặt và đặc biệt là những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn sẽ có thêm những thông tin cũng như những gợi ý để chuẩn bị tốt nhất cho việc đại sự trăm năm của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!