nhungdieucanbiet.org

Các giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi

Mang bầu là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với người phụ nữ. Mỗi giai đoạn của thai kì sẽ tương ứng với các thời kì hình thành và phát triển của thai nhi.  Rất nhiều người quan tâm đến câu hỏi trong suốt thời kỳ mang thai kéo dài 9 tháng 10, thai nhi trong bụng đang sinh trưởng và phát triển như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này xin mời các mẹ cùng tìm hiểu bài viết các giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi dưới đây. 

Như chúng ta đã biết, thời gian mang thai của con người là 280 ngày. Trong suốt quảng thời gian này, thai nhi sẽ có sự phát triển và thay đổi theo từng ngày từng giờ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về y học đã tìm ra và kết luận. Sự phát triển của thai nhi được chia làm 3 giai đoạn cơ bản đó là:

– Giai đoạn thụ thai: 2 tuần đầu của thai kỳ

– Giai đoạn phôi: từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 của thai kỳ

– Giai đoạn bào thai: từ tuần thứ 9 đến tuần khi sinh

Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và khám phá 3 giai đoạn quan trọng này.

Giai đoạn 1 gắn với quá trình thụ thai

Giai đoạn 2 là gia đoạn phôi thai

Giai đoạn này tương ứng với khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần tuổi. Ở thời điểm này, hệ thống nuôi dưỡng phôi thai được hình thành ở tử cung, các mấu nhỏ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ để cung cấp máu, năng lượng và protein hấp thụ từ noãn giúp cho quá trình phân chia tế bào diễn ra và nuôi dưỡng bào thai sau này.

Lúc này phôi thai chỉ khoảng 1,5 cm, nhưng xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã dần hình thành. Đặc biệt, ở tuần tuổi thứ 8, tim của thai nhi bắt đầu hình thành và hoạt động, hệ thần kinh, não bộ phát triển nhanh chóng. Mí mắt và đôi tai, ngón tay, ngón chân cũng đang thành hình, cơ quan nội tạng phát triển không ngừng. Tuy nhiên, nó chưa thể tự sống ngoài môi trường tử cung. Giai đoạn này rất nhạy cảm, khả năng xảy thai rất cao nên chị em cần giữ tinh thần ổn định, tránh lao động mạnh và tuyệt đối không sử dụng chất kích thích. >> Xem thêm: Sau khi sinh bao lâu thì làm việc nhà >> https://mautu.net/sau-khi-sinh-bao-lau-thi-lam-viec-nha/

Giai đoạn 3 là giai đoạn bào thai

 Lúc này, thai nhi đã được từ 9 – 12 tuần tuổi. Tuần thứ 9 là tuần phát triển quan trọng đối với bào thai. Nó quyết định thai nhi sẽ sống trong môi trường tử cung. Lúc này, bào thai đã lớn gấp 4 lần khi còn 6 tuần tuổi, đầu có trán cao, mầm răng đã được định vị, thân hình đã bắt đầu thẳng, phần đuôi nhỏ hầu như biến mất, các bộ phận tai, mũi, môi và xương vẫn còn sơ khai để tạo nên gương mặt. Quan trọng hơn cả là quả tim thai nhi đã hình thành 4 ngăn hoàn chỉnh, đập khoảng 180 lần/phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành. Mầm tay đã có dấu hiệu nhú lên cổ tay và các ngón. Trong giai đoạn này có thể phân thành các tuần thứ.

Ở 10 tuần tuổi em bé đã được tạo hình hoàn chỉnh gồm cằm, trán cao và chóp mũi. Đôi mắt đã phát triển nhưng còn nhắm chặt. Tay và chân đã bắt đầu có những cử động đầu tiên, ngón tay, ngón chân đã định hình, móng bắt đầu mọc. Tim đã bắt đầu bơm máu đi nuôi khắp cơ thể, bao tử được hình thành và liên kết với miệng và ruột. Các cơ quan sinh dục (buồng trứng hoặc tinh hoàn) đã được tạo ra bên trong cơ thể.

Ở 11 tuần tuổi thai nhi đã thực sự có hình dáng một con người , Bạn có thể ngắm nhìn đứa con bé bỏng của mình lần đầu tiên qua màn hình siêu âm.

Ở tuần thứ 13 – 16, thai nhi đã dài từ 11 – 11,5 cm và nặng gần 100 gram, đã có ngón chân, ngón tay, mắt bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng dù chưa mở được. Các xương nhỏ ở tai cứng lại và thai nhi bắt đầu nghe được tiếng động, cử động nhiều hơn như quẫy đạp, mút ngón tay, nuốt nước và bài tiết trong nước ối.

Thai nhi từ 17 – 20 tuần tuổi bắt đầu nặng gần 300 gram và dài hơn 15 cm, có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau. Bên cạnh đó, giai đoạn này các bé đã có thể hấp thụ canxi và mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Bước sang tuần thứ 20, toàn bộ cơ thể thai nhi sẽ được phủ một lớp “sáp mỏng” giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn.

Thai nhi từ 21-24 tuần tuổi  có thể nặng hơn 600 gram và phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Khi thai nhi được 22 tuần tuổi sẽ có sự phát triển của các giác quan, vị giác được hình thành với sự xuất hiện của lưỡi. Ở giai đoạn này, thai nhi trông cứng cáp hơn, xương sọ đã bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn thiện. Da của thai nhi vẫn mỏng nhưng đã ửng hồng. Đặc biệt, thời gian này mắt thai nhi đã mở.

Thai nhi 24 tuần tuổi

Đây là giai đoạn phát triển chiều cao, cân nặng của thai nhi. Thai nhi nặng khoảng hơn 1 kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Bà bầu nên đi khám thai để đề phòng khả năng sinh non. Bước sang tuần tuổi này, thai nhi nặng gần 2 kg, đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối, da đã bớt nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo hình thành dưới da.

Thai nhi từ 33 – 36 tuần tuổi có thể cao  47cm và nặng gần 2,7 kg, có hình dáng hoàn chỉnh, đầu phát triển cân đối với thân hình. Mắt của bé có thể khép mở liên tục, rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài thành bụng mẹ.

Thai nhi từ 37 – 40 tuần tuổi là thời điểm rất dễ sinh non. Những tuần tuổi cuối cùng này là thời điểm để thai nhi tập trung vào tăng trưởng trọng lượng của cơ thể. Đồng thời cũng là thời kỳ chuẩn bị cho sự chuyển dạ của người mẹ. Có một số trường hợp, mẹ đã 42 tuần tuổi nhưng vẫn chưa sinh, có thể bác sĩ sẽ phải kích thích sinh cho mẹ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Trên đây là những kiến thức về các giai đoạn hình thành và phát triển của thai nhi. Hi vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều điều bổ ích để từ đó có biện pháp và chế độ chăm sóc phù hợp nhất theo từng thời kì. Chúc các mẹ khỏe mạnh và vượt cạn thành công! 

Exit mobile version