bà bầu có nên uống nước mía thường xuyên https://nhungdieucanbiet.org/tags/ba-bau-co-nen-uong-nuoc-mia-thuong-xuyen Wed, 31 Jan 2024 21:46:12 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.3 Bà bầu có nên uống nước mía không ? https://nhungdieucanbiet.org/p/ba-bau-co-nen-uong-nuoc-mia.html https://nhungdieucanbiet.org/p/ba-bau-co-nen-uong-nuoc-mia.html?noamp=mobile#respond Tue, 21 Nov 2023 13:33:31 +0000 http://nhungdieucanbiet.org/?p=1050 Bà mẹ nào cũng mong con mình sinh ra khỏe mạnh, xinh xắn, đáng yêu. Vì thế, khi mang thai, các bà bầu thường tận dụng tối đa các kinh nghiệm dân gian để làm đẹp cho con mình từ “trong trứng” như tăng cường ăn trứng gà, trứng ngỗng, uống nước dừa, nước mía ... Đọc tiếp

Bài viết Bà bầu có nên uống nước mía không ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày nhungdieucanbiet.org.

]]>
Bà mẹ nào cũng mong con mình sinh ra khỏe mạnh, xinh xắn, đáng yêu. Vì thế, khi mang thai, các bà bầu thường tận dụng tối đa các kinh nghiệm dân gian để làm đẹp cho con mình từ “trong trứng” như tăng cường ăn trứng gà, trứng ngỗng, uống nước dừa, nước mía để cho bé trắng da, thông minh. Để có được một thai kỳ khỏe mạnh thì việc ăn uống rất quan trọng vì nó ảnh hưởng khá nhiều đến sức khức khỏe của chính bản thân bạn và sự phát triển của thai nhi. 

Vậy bà bầu có nên uống nước mía không?

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Nước mía là loại nước ép tự nhiên có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên việc nó tốt hay xấu tới thai nhi thì phụ thuộc vào cách dùng hơn là bản thân thành phần dinh dưỡng trong nước mía, cụ thể như sau:

  • Nước mía giàu đường, đạm, tinh bột, một số vi khoáng. Một số bà bầu dùng nước mía thấy giảm triệu chứng nghén. Việc dùng nước mía có thể giúp tăng nước ối, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chống tình trạng chậm tăng cân ở thai nhi và sụt cân ở những bà bầu nghén nặng.
  • Các bà bầu uống nước mía cần chú ý, không nên uống nước mía thay nước lọc hoặc uống với số lượng nhiều suốt thời gian mang bầu vì trong nước mía cũng chứa lượng đường khá cao, mẹ bầu dễ tăng cân, khiến cho việc chăm sóc sau sinh và làm đẹp sau sinh mất nhiều thời gian hơn.
  • Đặc biệt những mẹ bầu bị tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên, tránh gây ra những hậu quả khó lường. Nước mía tuy giá rẻ, nhưng nguy cơ tiềm ẩn của nó rất lớn. Không ít người đã bị tiêu chảy, ngộ độc bởi nước mía mất vệ sinh. Nước mía có nhiều đường nên là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè.
  • Tuy nhiên việc uống nước mía phải đảm bảo vệ sinh mới mang lại lợi ích. Nước mía mua ở quán, nếu không vệ sinh có thể khiến bà bầu tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy khi mua, bạn cần chú ý xem nơi bán nước mía có đảm bảo vệ sinh không, chú ý quất vắt vào nước mía có đảm bảo không, nếu quất nhỏ, non thì là quất cảnh bị tỉa giữa mùa, thường có nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể gây hại cho sự phát triển của thai, khiến bé bị còi xương, tăng nguy cơ dị tật… Bà bầu cũng không nên uống nước mía có đá, gây co mạch đột ngột làm giảm cung cấp máu cho thai.

>> Thông tin liên quan: Sau khi Sinh bao lâu được uống nước đá? >>  https://mautu.net/sau-khi-sinh-bao-lau-duoc-uong-nuoc-da/

Công dụng của nước mía đối với phụ nữ đang mang thai

Giúp sạch răng

Vấn đề răng miệng khá quan trọng đối với bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Trong đó, giữ vệ sinh răng miệng luôn được nhiều thai phụ quan tâm. Một số chất có trong nước mía sẽ giúp làm sạch răng của các mẹ đấy, dĩ nhiên với điều kiện là nước mía đó phải đảm bảo vệ sinh.

Trị táo bón

Nếu mẹ vẫn đang lúng túng không biết làm cách nào để “đuổi” chứng táo bọn khó ưa trong thai kỳ thì nước mía là loại nước uống nên có trong thực đơn của bạn. Chất cali có trong nước mía không chỉ trị táo bón hiệu quả mà còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu nữa đấy.

Giải nhiệt

Trong cây mía, đường chiếm tới 70%. Ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và nhiều acid tốt cho cơ thể. Do vậy, khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.

Chữa cúm an toàn

Ít ai biết rằng, nước mía còn có tác dụng chữa sốt cao, mất nước, miệng khô. Nếu bà bầu bị sốt, không nên uống thuốc ngay mà có thể sử dụng nước mía 1-2 ly, ngày 3 lần, có tác dụng giảm cúm an toàn.

Cải thiện tình trạng ốm nghén

Nghén là một trong những nỗi ám ảnh của bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ có biết nước mía được sử dụng như một bài thuốc làm giảm bớt chứng ốm nghén của các thai phụ không? Lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày. mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.

Nước mía có rất nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu nhưng bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nên rất dễ làm no bụng mà dinh dưỡng cung cấp lại không đủ thay thế cho các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Uống nước mía khi mang thai bảo vệ da khỏe mạnh

Da là một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của mẹ có nguy cơ sẽ đối mặt với các vấn đề về mụn. Những nốt mụn li ti hoặc sưng đỏ có thể là nỗi phiền muộn lúc này của mẹ. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này, hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng chất axit alpha hydroxyl có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm “quăng” nỗi lo này qua một bên. Kali có trong nước mía là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong nước mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, nước mía là thức uống giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết

Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, một ly nước mía có thể giúp mẹ bầu cản thiện tâm trạng ngay. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.

Vậy bà bầu uống nước mía như thế nào là đúng cách?

Không thể phủ nhận những hiệu quả của nước mía đem lại. Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập ở trên, cái gì lạm dùng nhiều đều không tốt. Vì vậy, trước khi bổ sung loại thức uống này thai phụ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Nên uống thêm nước dừa, nước trái cây.
  • Nên chọn mua nước mía ở những nơi có khách bán mới xay vì nước mía để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Thay vì uống nước mía, bà bầu có thể mua mía cây về ăn sẽ đảm bảo vệ sinh hơn
  • Bà bầu chỉ nên uống tối đa 3 lần/tuần vì mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc béo phì vì cơ thể thừa năng lượng. Tránh việc uống thay nước lọc.
  • Một số mẹ bầu cho rằng uống nhiều nước mía sẽ tránh nguy cơ bị thiếu ối. Nhưng trên thực tế, có nhiều cách để cải thiện tình trạng thiếu ối. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này, không nên bổ sung nước mía thay nước lọc nhé!

Xem thêm về cây thuốc mía : https://cayvala.com/cay-mia-thuoc/

Hi vọng với bài viết chia sẻ Bà bầu có nên uống nước mía sẽ giúp các mẹ bổ sung thêm kiến thức để có thể tự chăm sóc bản thân và thai nhi được khỏe mạnh.

Bài viết Bà bầu có nên uống nước mía không ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày nhungdieucanbiet.org.

]]>
https://nhungdieucanbiet.org/p/ba-bau-co-nen-uong-nuoc-mia.html/feed 0
Bà bầu uống nước mía trong 3 tháng đầu có lợi ích gì ? https://nhungdieucanbiet.org/p/ba-bau-uong-nuoc-mia-trong-3-thang-dau-co-loi-ich-gi.html https://nhungdieucanbiet.org/p/ba-bau-uong-nuoc-mia-trong-3-thang-dau-co-loi-ich-gi.html?noamp=mobile#respond Mon, 20 Nov 2023 23:30:48 +0000 http://nhungdieucanbiet.org/?p=1401 Hiện bà xã nhà mình đã sinh thèn cu được gần 1 tháng tuổi, da dẻ hồng hào như con gái, đặc biệt là đôi môi đỏ đỏ như mình vậy. Còn nhớ bà bầu nhà mình hồi mang thai ngày nào mình cũng mua nước mía cho uống. Vì kinh nghiệm ông bà ta ... Đọc tiếp

Bài viết Bà bầu uống nước mía trong 3 tháng đầu có lợi ích gì ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày nhungdieucanbiet.org.

]]>
Hiện bà xã nhà mình đã sinh thèn cu được gần 1 tháng tuổi, da dẻ hồng hào như con gái, đặc biệt là đôi môi đỏ đỏ như mình vậy. Còn nhớ bà bầu nhà mình hồi mang thai ngày nào mình cũng mua nước mía cho uống. Vì kinh nghiệm ông bà ta rằng khi mang bầu nên cho uống nước mía sau này dễ sinh sạch ruộng, đặc biệt sau này con sẽ đẹp da, khỏe mạnh. Hơn nữa là vợ mình mang bầu rất thích ăn mía, uống nước. Vậy bạn có biết bà bầu có nên uống nước mía, ăn mía không, đặc biệt trong ba tháng đầu bà bầu uống nước mia có lợi ích gì?

ba-bau-co-nen-an-mia-uong-nuoc-mia
bà bầu nên uống nước ba tháng đầu đỡ bị nghén

Bà bầu uống nước mía có đỡ nghén không?

Từ khi biết bản thân mang thai thì bà xã nhà mình bị nghén không thể ăn cái gì được nhiều cả. Có bựa vài ăn vào miếng cơm là nôn hết ra ngoài, may lắm lâu lâu mới một bựa ngon miệng. Mình cũng tìm hiểu chuyện ngược xui, nghe người này bày cách bày cách nọ, nên bổ sung đồ ăn thức uống này để cho đỡ phải nghén. Lúc đầu hai vợ chồng trẻ còn chưa hiểu biết gì nên vợ mình da dẻ xanh xao, thấy mà lòng mình xót vô cùng. Và từ khi ăn mía, uống nước mà bà xã mình cảm thấy dễ chịu hẳn, một phần nước mía kết hợp nhiều yếu tố khác nữa nên thời gian nghén không kéo dài.

Sỡ thích của vợ mình thích gặm cây mía hơn là uống nước mía. Ở hàng xóm bên nhà mình có trồng mía, hằng ngày mỗi sáng qua mình mua 1 cây, làm sạch để vào tủ lạnh, vợ mình chỉ có việc lấy ra ăn. Không những ăn mía đỡ phải nghén mà trong mía có chứa một lượng năng lượng không nhỏ cung cấp cần thiết cho bà bầu. Theo phân tích của nhà khoa học thì trong cây mía đường tự nhiên chiếm đến 70%, ngoài ra còn có chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt cũng như các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác. Đây là những yếu tố cực kì quan trọng cho sự phát triển của thai kì.

Với nhiều bà bầu có hiện tượng ốm nghén và kỵ với đồ ngọt thì không nên lạm dụng nước mía. Theo Các chuyên gia về dinh dưỡng bà bầu đã chỉ ra trong giai đoạn mới mang thai cho đến tháng thứ 3 một số bà bầu có hiện tượng nghén nặng. Nếu đặc tính nghén kị đồ ngọt thì các mẹ bầu không nên uống nước mía vì có thể làm tăng chiệu chứng nghén và gây nên tình trạng buồn nôn, khó tiêu. Nếu các mẹ có biểu hiện nghén thèm ngọt thì cần chủ động kìm hãm mức độ tiếp nạp nồng đồ đường vì nếu hàm lượng đường quá cao có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm.  Sau tháng thứ 3, các mẹ có thể uống nước mía với một liều lượng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sức khỏe cho thai nhi.

Công dụng của nước mía cho bà bầu

Tôi tin chắc rằng hiện nay các bà bầu ai cũng nghe sơ qua là khi mang bầu nên uống nước mía. Bởi vì cây mía rất thông dụng đối với người Việt Nam, và kinh nghiệm của các cụ để lại cứ truyền mãi. Khi mình nghe nhưng không hiểu được bản chất của nó là gì thì cũng chưa hẳn là tự tin lắm. Dưới đây một số công dụng của nước mía mang lại dành cho bà bầu nhé.

1. Nước mía cung cấp năng lượng các chất cần thiết cho bà bầu

Đường tự nhiên chiếm 70% chất trong cây mía, ngoài ra còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt cũng như các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác. Đây là những yếu tố cực kì quan trọng cho sự phát triển của thai kì. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn. Một ly nước mía đá lạnh có thể khiến mẹ bầu xua tân được cơn nóng trong những ngày nắng nóng hiệu quả.

2. Nước mía làm giảm triệu chứng ốm nghén

Điều này bà xã mình là một ví dụ. Tuy nhiên không hẳn ai cũng như vậy. Bạn cứ cách này cách kia tùy thuộc vào mỗi người sẽ đỡ ốm nghé. Ông nội nhà mình bày cho mình giảm ốm nghén cho vợ và mình đã thực hiện như sau:  Hòa một ly nước mía hòa sạch nguyên chất cùng với một ít gừng tươi đập nát. Công thức đơn giản bất kỳ ông chồng nào cũng làm được.  Nên chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày chắc chắn các mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.

3. Nước mía bảo vệ da, tăng hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa.

Tăng hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa là điều bà bầu rất cần. Nước mía có chứa một lượng chất chống oxy hóa và từ đó có khả năng thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh như ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Bà xã nhà mình hiện tượng bị bón khi mang thai xảy ra thường xuyên, đây là dấu hiệu nguy hiểm. Và từ ngày biết công dụng của nước  mía thì đỡ đi hẳn. Theo mình nghiên cứu sách vở thì Kali có trong nước mía sẽ chống lại hiện tượng táo bón rất hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

Bà bầu khi uống nước mía cần cân nhắc một số điều như sau:

  • Những công dụng của nước mía đối với sức khỏe bà bầy là điều đã được kiểm chứng. Trong giai đoạn mang bầu cho dù bạn có thèm bất cứ thứ gì đi chăng nữa, cũng không được lạm dụng nó. Bởi vì nếu bạn xem trọng nước là thực phẩm chủ đạo hằng ngày của mình là điều cực kỳ nguy hiểm. Uống quá nhiều dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu rối loạn tiêu hó. Ngoài ra, năng lượng trong nước mía rất nhiều nên nếu uống quá nhiều sẽ làm mẹ bầu tăng cân, nguy cơ thừa lượng glucozo trong máu dẫn đến tiểu đường.
  • Mẹ bầu cũng nên hạn chế uống nước mía với đá lạnh vì chúng là nguyên nhân khiến cho thai nhi gây nên những kích ứng với mẹ bầu và có thể gây co bóp cổ tử cung dẫn đế hiện tượng động thai.

Giới thiệu Top spa điều trị nám da bằng laser >> http://beyondbeauty.vn/spa-dieu-tri-nam-da-bang-laser/

Bài viết trên là kiến thức của mình tìm hiểu sách vở kết hợp với những tháng ngày chăm sóc bà bầu nhà mình. Hy vọng Bà bầu uống nước mía trong 3 tháng đầu có lợi ích gì sẽ gúp bạn chăm sóc bà bầu tốt hơn.

Bài viết Bà bầu uống nước mía trong 3 tháng đầu có lợi ích gì ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày nhungdieucanbiet.org.

]]>
https://nhungdieucanbiet.org/p/ba-bau-uong-nuoc-mia-trong-3-thang-dau-co-loi-ich-gi.html/feed 0