Phòng hơn chống – phương châm hoàn toàm chuẩn xác trong mọi vấn đề và nhất là đối với sức khoẻ của mỗi chúng ta. Bởi việc phát hiện sớm tình trạng của vấn đề, sẽ giúp công cuộc chữa trị trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng, hơn là việ ckhi tình hình quá nặng và đã thiên chuyển sang các vấn đề khác. Đây cũng chính là vai trò của quá trình xét nghiệm máu, trong việc bảo vệ và duy trì sức khoẻ con người. Vậy xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tối nhé!
Hiện nay, việc tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra sức khoẻ định kỳ và chuẩn định tình trạng cơ thể, được coi là hình thức vô cùng phổ biến trong ngành y học hiện nay. Quá trình kiểm tra này có thể giúp chúng ta nắm bắt một cách chuẩn xác tình trạng cũng như những căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải. Do đó, trước khi xác định xét nghiệm máu có thể cho chúng ta biết được những bệnh gì, thì trước tiên bạn phải hiểu được xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu hay còn gọi là xét công nghiệm công thức máu, quá trình này được tiến hành trên sở xét nghiệm để tính số lượng các tế bào trong máu và là một dạng xét nghiệm được ứng dụng phổ biến nhất, trong ngành y học hiện nay. Các chuyên gia hoặc bác sĩ có thể tiến hành cho bệnh nhân xét nghiệm máu vì rất nhiều lý do. Đây có thể là một trong những hình thức kiểm tra sức khoẻ định kỳ bắt buộc hay là phương tiện để tầm soát, và cũng có thể là một xét nghiệm để dụng theo dõi, hỗ trợ cho một vài biện pháp chữa trị nào đó.
Bên cạnh đó, nó cũng có thể được tiến hành với mục đích đánh giá thể trạng của bệnh nhân, dựa trên các triệu chứng của họ. Ví dụ như số lượng bạch cầu tang, có thể đây là dấu hiệu biến động và cảnh báo cho bạn rằng, cơ thể của mình đang mắc phải một tình trạng nhiễm trùng nào đó, và ở một nơi nào đó, hay là một tín hiệu thong báo cho việc cơ thể đang chuẩn bị đối mặt với một căn bệnh ác tinh nào đó. Bởi việc tăng giảm thất thường của các bạch cầu có mối liên hệ mật thiết đến tuỷ xương hay một số dược phẩm điều trì như thuốc hoá trị…
Mặt khác, có thể là tình trạng biến đổi của các tế bào hồng cầu hay hermoglobin. Điều này chúng tỏ rằng, cơ thể bạn đang trong tình trạng thiếu máu, do các tác nhân khác nhau từ bên ngoài và bên trong. Những tác nhân khiến số lượng hồng cầu hay hermoglobin có thể là những căn bệnh lien quan đến tuỷ xương hay do nồng độ oxy giảm sút ảnh hưởng trực tiếp.
Ngoài ra, số lượng các tiểu cầu sút giảm còn có thể xảy ra bởi nguyên nhân chảy máu kéo dài hoặc do các bệnh lý khác trong cơ thể. Ngược lại, khi các tiểu cầu đột nhiên tăng nhanh một cách đột biến, thì đây chính là sự cảnh báo một sự bất thường liên quan đến xương tuỷ hoặc một triệu chứng viêm nặng nào đó của cơ thể.
Xét nghiệm máu được tiến hành như thế nào?
Theo nguyên tắc trong y học, trước khi bước vào quá trình xét nghiệm máu, bệnh nhân tuyệt đối không được ăn bất cứ một loại thức ăn nào, trong vòng 12 tiếng đồng hồ.
Tiếp đến, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu bằng cách lấy khoảng một vài mililit máu trực tiếp từ tĩnh mặt, bằng phương tiện là kim tiêm đã được tiệt trùng. Sao đó, mẫu máu này sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để kiểm tra và phân tích. Lúc này, các phép tính kiểm ra sẽ được thực hiện thông qua một loại máy, với khả năng vô cùng đặc biệt trong việc phân tích những thành phần khác nhau trong máu, chỉ chưa đầy 1 phút.
Các chỉ số trung bình trong một thể tích máu, ở công thức máu ở mỗi người khoẻ mạnh bình thường là từ 4.300 – 10.800 tế bào/mm3 bạch cầu; 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3 hồng cầu; 150.000 – 400.000 tế bào/cm3 tiểu cầu. Trường hợp khi các chỉ số này vượt mức tỷ lệ trên, thì chứng tỏ cơ thể của bạn đang trong tình trạng bất thường.
Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì?
Được coi là một trong những hình thức kiểm tra và chuẩn đoán chuẩn xác nhất tình trạng sức khoẻ, nên khi tiến hành xét nghiệm máu chúng ta có thể xác định và phát hiện ra một số bệnh lý trong cơ thể sau đây:
- Với xét nghiệm công thức máu, chúng ta có thể biết được số lượng hồng và bạch cầu, cùng các tế bào máu khác. Do đó, có thể phát hiện được tình trạng thiếu máu hoặc những căn bệnh liên quan đến máu.
- Nếu tiến hành xét nghiệm đường máu, người bệnh có thể phát hiện được những căn bệnh như bệnh tiểu đường, nhiễm mỡ máu…
- Với trường hợp là xét nghiệm mỡ máu, bao gồm luôn cả hình thức xét nghiệm nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu, sẽ giúp chúng ta biết được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.
- Trường hợp khi tiến hành xét nghiệm máu còn có thể phát hiện ra những căn bệnh như viêm gan B hay là HIV…
Ngoài việc xét nghiệm máu, để chuẩn trị chính xác hơn tình trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ còn tiến hành xét nghiệm nước tiểu, để có thể phát hiện các bệnh lý ở thận, đường tiết niệu cùng một vài căn bệnh toàn thân, mà điển hình là bệnh tiểu đường.
Tóm lại câu trả lời cho bạn khi thắc mắc: xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì? Chính là hình thức kiểm tra này có thể phát hiện ra một số căn bệnh như: bệnh xã hội, lây lan qua con đường tình dục như viêm gan B, HIV, các bệnh về tim mạch, máu… Để có được một cơ thể khoẻ mạnh, để có thể kịp thời điều trị và loại bỏ nhũng căn bệnh trong cơ thể, ngay bây giờ, chúng ta cần tập cho mình thói quen kiểm tra sức khoẻ định kỳ với hình thức xét nghiệm máu.