Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không ? Lưu ý!

Việc thay đổi thời tiết, hệ thống miễn dịch yếu ớt, do bị những bệnh lý…là những nguyên nhân hàng dầu dẫn đến những cơn sốt hành hạ và viếng thăm chúng ta. Trong trường hợp này, cách mà nhiều người sử dụng nhất chính là uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bạn vẫn không biết được rằng việc sử dụng loại biệt dược này liên tục sẽ khiến có cơ thể gặp nguy hiểm khôn lượng và đặc biệt là trẻ nhỏ. Hãy cùng bài viết: Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không ? Lưu ý! 

uong-thuoc-ha-sot-nhieu-co-hai-khong

Dứoi đây là những sai lầm thường thấy khi sử dụng thuốc hạ sốt

Tâm lý dùng cho chắc: Có rất nhiều trường hợp, khi trẻ nhỏ đi tiêm chủng vacxin thường gặp tình trạng nóng suốt, đây được coi là tình trạng vô cùng bình thường. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại vô cùng lo lắng và ngay lập tức dùng đến thuốc hạ số cho trẻ. mà không hề biết được kết quả và hậu quả ra sao.

  • Theo các chuyên gia, thì tất cả những thuốc hạ sốt hiện nay đều có những thành phần hóa họa và có hoạt tính giống nhau và chúng chỉ khác nhau ở việc được bào chế dưới dạng nào. Và hiện nay có hai loại thuốc hạ sốt cơ bản được sử dụng nhiều nhất chính là acetaminophen (paracetamol) và axít acetylsalicylic (aspirin).
  • Các loại thuốc khác như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) không phải là thuốc hạ sốt.
  • Các thuốc chỉ khác nhau ở dạng bào chế là thuốc dạng viên nén, viên sủi, dạng viên đạn nhét hậu môn, dạng gel bôi, dạng bột trong gói và dạng cao dán.

Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc hạ sốt đối với tình trạng trên được coi là phản khoa học. Nguyên nhân là bởi:

  • Thứ nhất: sốt là một phản ứng cấp tính của hệ miễn dịch, tạo ra các chất trung gian hóa học của viêm, mà người ta cho rằng, các chất này chịu trách nhiệm tạo ra sốt bao gồm: các prostagladin, các cytokin và intereukin.
  • Những chất trung gian này là chất làm sai lạc nhận cảm của hệ dưới đồi về thân nhiệt. Lẽ ra cơ thể đang ở nhiệt độ bình thường thì chúng lại cảm nhận là nhiệt độ thấp và tăng tốc tạo ra phản ứng sinh nhiệt nhằm nâng nhiệt cơ thể lên. Ngay lập tức, cơ thể sốt cao.
  • Nhưng ngoài tác dụng không có lợi là gây ra sốt, các chất trung gian này rất có ích về mặt miễn dịch. Chúng là các chất hóa ứng động (thu hút) bạch cầu hiệu quả. Chúng thu hút và hấp dẫn bạch cầu (các tế bào có thẩm quyền miễn dịch) đến vị trí nhiễm khuẩn và thực hiện phản ứng. Hoạt động này như là một quá trình tập luyện cho hệ miễn dịch khỏe thêm.
  • Chính vì vậy, khi tẻ đột nhiên sốt cao vì tiêm ngừa vacxin thì bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào cả, bạn nên để cho cơ thể bé tự sản sinh ra những loại kháng thể để có thể chống lại các những loại vi khuẩn và vi rút, để từ đó tạo nên hệ miễn dịch hoàn hảo hơn. Có thể nói rằng, trong trường hợp trên, phản ứng sốt nhẹ sẽ tập cho cơ thể bé khả năng chống đỡ. Nếu dùng ngay khi nhiệt độ mới tăng nhẹ lên như trên, thực không thu được lợi ích lớn.
  • Sai lầm thứ hai của nhiều người chính là việc chọn thuốc không đúng. Thuốc hạ sốt cũng được phân chia thành liều nặng nhẹ khác nhau, chứ không phải là theo dnagj bào chế của chúng. Có rất nhiều người quan niệm sai lầm chính là: thuốc dán thì nhẹ hơn thuốc viên, thuốc viên thì không mạnh bằng thuốc đạn là phi thực tế.
  • Dù là thuốc dán, thuốc viên, thuốc bột hay thuốc viên đạn thì chúng đều được bào chế dưới công nghệ sao cho chất chính (là thuốc hạ sốt) có thể ngấm dễ dàng và đi vào cơ thể. Chất thuốc từ miếng dán sẽ ngấm qua da và vào trực tiếp hệ thần kinh. Thuốc đạn và thuốc viên sẽ đi qua thành ruột, vào máu rồi cũng lên hệ thần kinh.
  • Khả năng hạ sốt hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thuốc tồn trong máu chứ không phụ thuộc vào việc bạn chọn miếng dán hay gói bột, gel bôi.

Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không ? Lưu ý!

Dứoi đây là những lưu ý giúp bạn có thể dùng thuốc hạ sốt một ccahs hiệu quả và khoa học

  • Dùng đúng thời điểm: Bạn chỉ nên dùng khi em bé có nhiệt độ sốt cao từ 38,5oC trở lên. Từ 37,1oC – 38,4oC là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch.
  • Dùng đúng loại thuốc: Bé bị trớ thì dùng thuốc cao dán, thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì dùng thuốc cao dán và thuốc uống. Nếu bé có phát ban ở da thì không dùng miếng dán hạ sốt.
  • Dùng đúng liều: Không nên dùng quá 2.000mg/ngày (4 viên 500mg) với người lớn và 1.000mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em. Đối với trường hợp dùng cho trẻ nhỏ, thi trước khi sử dụng bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ.
  • Kết hợp đúng cách: Trước hết, nên hạ sốt bằng các biện pháp vật lý như chườm mát (nước từ 25oC trở lên), lau nước mát. Sau đó nếu bé vẫn sốt thì cho uống thuốc hoặc kết hợp uống thuốc và lau mát. Đặc biêt, bạn nên nhớ chỉ lau tối đa 3 lần cho một cơn sốt và thực hiện chúng một ccahs lần lượt.

Với những hướng dẫn cũng như phân tích cụ thể của bài viết: Uống thuốc hạ sốt nhiều có hại không ? Lưu ý! trên đây, thì bạn đã có thể sử dụng loại biệt dược này một cách hiệu quả mà không gây ra những hậu quả sau này. 

Viết một bình luận