Uống orgametril có hại không ? Nên cận trọng!

Là phái nữ, ngày đèn đỏ quả thật khiến bạn mệt mỏi và bất tiện, chưa kể những trường hợp gặp phải tình trạng đa kinh, rong kinh và rong huyết, hoặc những dấu hiệu như trục trặc về đường kinh nguyệt…Và lúc này, để có thể khắc phục tình trạng trên thì nhiều người lựa chọn phương pháp là lưạ chọn sử dụng organmetril, nhưng vẫn còn mãi thắc mắc chính là: Uống orgametril có hại không ? Nên cận trọng!. 

uong-thuoc-orgametril-co-hai-khong-nen-can-trong

Để có thể giải đáp vấn đề này thì bạn cần phải tìm hiều những vấn đề liên quan đến loại biệt dược này.

>> Thôn tin thêm: Đang có kinh nguyệt có nên đi chùa không? Nên đọc gấp! >>  http://hopmenh.net/dang-co-kinh-nguyet-co-nen-di-chua-khong/

Những trường hợp chị định và chống chỉ định

Những trường hợp chỉ định chính là:

  • Đa kinh
  • Rong kinh và rong huyết
  • Các trường hợp chọn lọc của bệnh lý vô kinh và thiếu kinh nguyên phát hoặc thứ phát
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Các ca chọn lọc của ung thư nội mạc tử cung
  • Bệnh tuyến vú lành tính
  • Ức chế kinh, ức chế rụng trứng và đau bụng do rụng trứng, thống kinh
  • Trì hoãn kinh nguyệt
  • Điều trị phụ trợ estrogen ở phụ nữ quanh & mãn kinh để tránh tăng sinh nội mạc tử cung.

Những trường hợp chống chỉ định

  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai
  • Những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý liên quan đến gan như: vàng da ứ mật hoặc viêm gan (hoặc tiền sử có bệnh gan nặng, nếu kết quả thử nghiệm chức năng gan không trở về bình thường). Bướu tế bào gan, hội chứng Rotor và hội chứng Dubin-Johnson.
  • Xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Các bệnh lý hiếm khi xảy ra do ảnh hưởng của các steroid sinh dục hoặc tiền căn có những bệnh này.

Những trường hợp cẩn thận khi sử dụng

  • Nấm da đôi khi xảy ra trong thời gian sử dụng các thuốc progestogen đặc biệt ở những phụ nữ có tiền căn bị nám da khi có thai.
  • Thuốc có thể làm thay đổi các thông số chức năng gan, chuyển hóa glucid và có thể gây ứ huyết.
  • Không uống Orgametril trong thời gian dài, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Bệnh nhân có bất kỳ một trong các triệu chứng sau nên được kiểm soát thường xuyên: Rối loạn tuần hoàn, trầm cảm nặng, bệnh dễ có khuynh hướng trở nặng khi uống các steroid sinh dục.
  • Không được dùng thuốc này trong thời gian có thai.

Tác dụng phụ khi sử dụng Orgametril

  • Khi sử dụng hường bị xuất huyết âm đạo nhẹ hoặc vừa ở hai tháng đầu tiên (trên 10%). Hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian điều trị.
  • Đôi khi xảy ra xuất huyết âm đạo nhẹ hoặc vừa (1-10%) ở những bệnh nhân được điều trị Orgametril dựa theo chu kỳ kinh.
  • Những tac sdungj phụ thường gặp như: thay đổi chút ít khả năng tình dục (tăng hoặc giảm), buồn nôn hoặc những rối loạn tiêu hóa khác và tăng cân.
  • Các tác dụng phụ ít khi (1-10%) xảy ra là: nhức đầu hoặc đau nửa đầu (migraine), chóng mặt, căng thẳng, trầm cảm, đổ mồ hôi, mụn trứng cá, rậm râu, nám mặt, nổi mẩn da, ngứa, vàng da, thay đổi tính chất lipoprotein, thay đổi các xét nghiệm chức năng gan, vô kinh, kinh nguyệt không đều, giảm hấp thu glucose, đau ngực, phù. Đa số các triệu chứng này xuất hiện nhẹ và tạm thời.

Liều lượng sử dụng đối với orgametril

Đối với trường hợp đa  kinh thì dùng 1 viên/ngày, từ ngày thứ 14-25 của chu kỳ.

Đối với trường hợp rong kinh và rong huyết

  • 2 viên/ngày trong 10 ngày.
  • Xuất huyết thường ngưng trong vòng vài ngày đầu sau khi uống thuốc.
  • Tiếp tục điều trị trong 3 chu kỳ kế tiếp với liều 1 viên/ngày từ ngày thứ 14-25 của chu kỳ.
  • Nếu triệu chứng không mất đi trong hoặc sau khi điều trị, cần thiết phải tiến hành thêm các biện pháp chẩn đoán khác.

Đối với trường hợp hội chứng tiền kinh nguyệt thì dùng 1 viên/ngày, từ ngày thứ 14-25 của chu kỳ.

Đối với trường hợp lạc nội mạc tử cung thì dùng 1 viên/ngày trong thời gian ít nhất 6 tháng.

Đối với việc điều trị các ca chọn lọc của ung thư nội mạc tử cung, thì dùng 6-10 viên/ngày trong khoảng thời gian dài.

Bệnh tuyến vú lành tính thì nên điều trị với liều lượng là 1 viên/ngày, từ ngày thứ 14-25 của chu kỳ trong ít nhất từ 3 đến 4 tháng.

Để sử dụng cho trường hợp ức chế kinh, ức chế rụng trứng và đau bụng do rụng trứng, thống kinh, thì liều lượng mà bạn nên sử dụng chính là

  • 1 viên/ngày, tốt nhất nên bắt đầu vào ngày thứ nhất nhưng không được trễ hơn ngày thứ năm của chu kỳ.
  • Có thể tiến hành điều trị liên tục trong nhiều tháng.
  • Nếu có sự chảy máu bất thường xảy ra nên tăng liều Orgametril lên 2-3 viên/ngày trong 3-5 ngày.

Để tiến hành trì hoãn kinh nguyệt thì bạn nên nhớ:

  • 1 viên/ngày, nên bắt đầu điều trị 2 tuần trước ngày dự đoán có kinh.
  • Nếu bắt đầu trễ hơn một tuần trước ngày dự đoán có kinh, phải tăng liều Orgametril lên 2-3 viên/ngày.
  • Tuy nhiên không nên điều trị ngắn hơn một tuần trước ngày dự đoán có kinh, vì khi điều trị trễ, nguy cơ chảy máu bất thường sẽ gia tăng.
  • Vì vậy, tốt nhất không nên bắt đầu điều trị ngắn hơn 3 ngày trước ngày dự đoán có kinh.

Trong trường hợp điều trị phụ trợ estrogen ở phụ nữ quanh & mãn kinh để tránh tăng sinh nội mạc tử cung, liều lượng của thuốc mà bạn nên sử dụng chính là:

  • 0.5-1 viên/ngày trong 12-15 ngày mỗi tháng, ví dụ: 2 tuần đầu mỗi tháng có thể cho estrogen với liều thấp nhất liên tục mỗi ngày không có thời gian gián đoạn.

Đối với việc sử dụng thuốc orgamentril, thì bạn nên sử dụng chúng cùng với chút nước.

Với những thông tin cụ thể mà bài viết trên đây trình bày, thì vấn đề: Uống orgametril có hại không ? Nên cận trọng! của bạn đã được giải đáp một cách chi tiết. 

Xem thêm:

Website tổng hợp tác dụng: Top Tác Dụng

Viết một bình luận