Nợ xấu là gì? Bị dính nợ xấu có vay được không?

Chắc hẳn trong tất cả chúng ta không ai mong muốn mình mắc nợ đâu nhỉ? Mắc nợ cũng có nhiều dạng, hoặc là do người đó kinh tế khó khăn chưa có khả năng chi trả, hoặc cũng do người đó không muốn trả, trường hợp này bị gọi là “quỵt nợ”. Những trường hợp như vậy gọi chung là nợ xấu. Vậy bạn có biết nợ xấu là gì không, và bị dính nợ xấu có vay được không? Hãy cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây nhé!

no-xau-la-gi-co-vay-duoc-khong
Nợ xấu là gì? Bị dính nợ xấu có vay được không?

 Nợ xấu là gì?

Có rất nhiều khái niệm cho cụm từ này. Chẳng hạn:

Theo Phòng Thống Kê – Liên Hợp Quốc, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.

Còn theo định nghĩa chuyên ngành của Ngân hàng thì khoản ghi nợ được chia thành ba nhóm trong các nhóm sau:

– Nhóm 1: Bao gồm các trường hợp nợ đủ tiêu chuẩn, có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%.

– Nhóm 2: Bao gồm các trường hợp nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)

– Nhóm 3: Bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

– Nhóm 4: Bao gồm nợ có nghi ngờ, các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

– Nhóm 5: Bao gồm nợ có khả năng mất vốn, là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Theoo đó thì nợ xấu là những khoản nợ được ngân hàng liệt vào nhóm 3 (nhóm dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao).

Nói dễ hiểu nhất thì nợ xấu là khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc hơn 90 ngày, đồng thời theo quy định của các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hoạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Như vậy, nợ xấu được xác định theo hai yếu tố là khoản nợ đã quá hạn trên 90 ngày và các trường hợp này có khả năng trốn nợ.

Giới thiệu website tài chính ngân hàng xem tại đây: Nganhang24h.vn

Bị dính nợ xấu có vay được không?

Vậy, bị dính nợ xấu có vay được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người!

Thật ra khi bạn vay tín chấp hay vay thế chấp tại Ngân hàng hay Tổ chức tài chính thì tổ chức tín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về tài khoản vay, tên người vay và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp dữ liệu và lưu trữ trong kho dữ liệu của CIC.

Hiện tại, tùy vào tổ chức tín dụng đánh giá và xét duyệt hồ sơ vay, có thể bạn ở nhóm ghi nợ 1 và 2 nhưng lịch sử thanh toán của bạn không tốt hoặc thường xuyên trả chậm phát sinh lãi thì bạn cũng có khả năng không được vay vốn ở lần kế tiếp. Nhưng nếu như bạn rơi vào nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng và công ty tài chính sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất kì hình thức nào. Sau 02 năm thì tình trạng nợ xấu của bạn trên hệ thống CIC mới trở lại trạng thái bình thường và được xét duyệt vay vốn. Tuy nhiên, có một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe, khi bạn là nợ xấu ở nhóm 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn, cho dù là bao nhiêu năm qua đi nữa.

Trong cuộc sống, không ai nói trước được điều gì sẽ xảy ra cũng như không ai có thể chắc chắn mình không cần vay vốn hoặc ghi nợ tín dụng. Đây là điều hết sức bình thường.

Ở nước ta, hình thức ghi nợ tín dụng còn mới mẻ chưa được thông dụng, nhưng theo kế hoạch tài chính của các đơn vị ngân hàng, trong thời gian tới sẽ có rất nhiều khoản hỗ trợ tín chấp với lãi suất vô cùng ưu đãi và nhiều tiện ích không kém phần hấp dẫn. Như vậy, nếu bạn đang hoặc có kế hoạch vay vốn, hãy tránh những hành động sau :

– Chậm hoặc không thanh toán tiền vay (từ 3 hay nhiều tháng trở lên)

– Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ tín dụng.

– Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sản thế chấp bị xử lý, gán nợ.

– Bị kiện ra tòa do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác.

Thông thường bạn không thể biết mình bị nợ xấu nhóm mấy. Bạn có thể tính số ngày trả chậm của mình để suy ra bạn đang ở nợ nhóm nào. Để tránh những rủi ro không cần thiết, khi bạn đang vay vốn của ngân hàng hay tổ chức tài chính, hãy chủ động trong việc cân bằng các khoản thu chi, chủ động tìm nguồn tiền trước tầm 10 ngày khi tới kì thanh toán tiền, đừng để như kiểu “nước đến chân mới nhảy”.

Đa số người dân cứ đến ngày thanh toán mới bắt đầu xoay nguồn tiền, nếu có việc rủi ro phát sinh ngoài dự kiến, sẽ không thể thanh toán đúng hạn và việc lên nhóm nợ xấu là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Giới thiệu các ngân hàng, tổ chức tài chính chấp nhận nợ xấu và cho vay nhanh tại đây: http://nganhang24h.vn/vay-tien-online-khong-can-gap-mat-chuyen-tien-qua-ngan-hang/

Trước khi bạn vay tín chấp hoặc thế chấp, bạn nên xem trước tình hình tài chính của bạn và xác định rõ số tiền mỗi tháng bạn phải trả là bao nhiêu.Sau khi đánh giá thu nhập của mình và xác định mức vay, bạn hãy chắc chắn số tiền cần trả mỗi tháng không quá 50% thu nhập của bạn để đảm bảo cuộc sống và quá trình trả nợ của mình. Khi rủi ro, thu nhập của bạn bị gián đoạn hoặc có chi phí phát sinh thì bạn vẫn duy trì được việc trả nợ của mình.

Như vậy, nợ xấu là gì và dính nợ xấu có vay được không? Hi vọng bài viết đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn về vấn đề này!