Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 8

Trong quá trình mang thai tháng thứ 8 này cũng là lúc bạn bắt đầu cảm nhận sự chuyện động của bé rõ ràng nhất cho việc chào đón bé ra đời. Vì thế mà có rất nhiều những câu hỏi mà các mẹ thắc mắc. Với bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin mang đến cho các bà mẹ đang mang thai ơ tháng thứ 8 bài viết chia sẻ “Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 8”. Hi vọng rằng các mẹ sẽ chuẩn bị cho mình một sức khỏe và thể trạng tốt nhất để chào đón đứa con thân yêu của mình chào đời nhé. 

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8

Khi bạn mang thai trong gia đoạn tháng thứ 8 thì hệ thần kinh trung ương và phổ của thai nhi đã hoàn chỉnh và trường thành. Thận của thai nhi lúc này cũng đả phát triển khá đầy đủ, gan cũng đãbắt đầu có thể sản xuất chất thải. Hầu hết những phát triển về thể chất của thai như gần nhưa đã hoàn chỉnh và chỉ vài tuần tiếp theo thai nhi của bạn chỉ để dành để tăng cân đều đều và chờ đến ngày để ra đời.

Trong khoảng thời gian tháng thứ 8 này, bạn cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề sinh non. Vì những thai nhi được sinh vào thời này nếu không gặp vấn đề bất thường gì khác, đều khỏe mạnh. Có thể thai nhi sẽ phải nằm trong lòng ấp một thời gian. Tuy nhiên, về sau, bé vẫn phát triển khỏe mạnh như những đứa trẻ đủ tháng khác thôi.

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 8

Những thau đổi về cơ thể của mẹ khi mang thai tháng thứ 8

    • Táo bón: Thời gian này bạn vẫn có thể bị táo bón nên hãy thường xuyên bổ sung thêm những hoa quả giàu chất xơ và uống nhiều nước để giảm bớt tình trạng này nhé.
    • Những cơn đau: Những cơn co thắt thường xuyên, những cú đạp của thai nhi cũng sẽ khiến bạn bị đau nhói. Thời gian này bạn sẽ thấycảm thấy thai nhi hiếu động hơn, đạp bụng mẹ rất nhiều và mạnh đến mức có thể thấy hình bàn chân của bé trên bụng đấy! Điều này chứng tỏ thai nhi của bạn đang rất khỏe mạnh.
    • Thường xuyên “ẩm ướt”: Đến tháng này, thai nhi đã bắt đầu quay đầu xuống dưới và tạo áp lực lên bàng quang khiến cho mẹ suốt ngày muốn đi tiểu. Hơn nữa, các bà bầu phải uống nhiều nước hơn nên gần như lúc nào cũng cảm thấy rất “căng”, và chỉ cần mẹ thay đổi tư thế, hắt hơi, ho, cười to một chút cũng khiến sự “rò rỉ” xảy ra. Đó là lý do mẹ thấy mình luôn luôn bị “ẩm ướt”. Thậm chí giấc ngủ của mẹ cũng bị ảnh hưởng nhiều do thường xuyên phải dậy đi vệ sinh.

các liên kết được tài trợ

  • Khó thở: Những tháng cuối này, bụng của mẹ to lên rất nhiều nên cả những cử động đơn giản nhất như đi lại, nằm, ngồi,… mẹ cũng thấy khó khăn và rất… chậm chạp. Hơn nữa, do bào thai lớn chèn ép lên cơ hoành và các cơ quan khác khiến cho việc thở của mẹ cũng chẳng dễ dàng gì. Ngoài ra, mẹ còn gặp vô số các vấn đề khác trong thời gian này như phù nề, mất ngủ, đau tức vùng chậu, ợ nóng,…  Nhưng đừng quá căng thẳng, mẹ hãy cố gắng thư giãn, ăn uống lành mạnh, chăm sóc cơ thể và đặc biệt là hãy bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sinh nở của mình đi thôi. Kiểm tra xem đã mua đủ đồ cho bé yêu chưa, giặt sạch và gấp gọn mọi thứ, tìm hiểu, lựa chọn bác sĩ, nơi sinh con phù hợp,… Ngoài ra, hãy cùng ông xã cảm nhận con yêu đang lớn lên từng ngày qua những cú đạp của bé. Lúc này bé cũng đã có thể cảm nhận giọng nói của cả bố và mẹ rồi đấy, nên hãy thường xuyên trò chuyện với con để tạo mối liên kết sớm.
Những thau đổi về cơ thể của mẹ khi mang thai tháng thứ 8
Những thau đổi về cơ thể của mẹ khi mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì?

  • Khi bà bầu mang thai tháng thứ 8 cần phải cung cấp đủ dưỡng chất và tăng cân 1 cách đều đặn. Các chuyên gia về dinh dưỡng bà bầu khuyên rằng phụ nữ mang thai tháng thứ 8 không nên ăn nhiều trong mỗi bữa ăn. Mà nên chia thành nhiều bữa.
  • Thai càng lớn khiến tử cung đẩy lên cơ hoành chèn vào dạ dày có thể làm bạn bị hụt hơi và ợ nóng. Táo bón cũng là một trong những nỗi khó chịu không tên làm phiền bạn trong giai đoạn này. Mẹ có thể hạn chế bằng cách tăng cường thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.
  • Trong quá trình mang thai cũng như trong giai đoạn mang thai tháng thứ 8 bà bầu cần uống thật nhiều nước để giúp thai phụ có đủ lượng nước ối cần thiết, và còn giúp ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi thai phụ sinh nở. Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh thực phẩm khó tiêu hóa và tránh ăn quá nhiều trong cùng một bữa.
  • Bà bầu nên ăn những thực phẩm thanh đạm, do trong thai kỳ thứ 8 này dạ dày bà bầu thường bị áp chế nên mỗi lần ăn có mức độ và chia làm nhiều bữa nhỏ. Ăn ít các món chính và bổ sung các món phụ như: rau,củ, hoa quả các chế phẩm sữa. Ngoài ra, mẹ vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của mình. Tăng cường thực phẩm chứa sắt, canxi, axit folic…
Mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì?
Mang thai tháng thứ 8 nên ăn gì?

Cần lập luyện gì khi mang thai tháng thứ 8?

Chỉ còn một tháng nữa thôi thin hi trong bụng bạn sẽ được thấy thế giới xung quanh nên những bài tập cần sự vận động nhiền không còn phù hợp với bạn vào lúc này nữa. Mà thay vào đó bạn chỉ nên tập những bài tập yoga nhẹ nhàng để giúp bạn có thể thoải mái và thư giãn để có một thai kỳ tròn vẹn. Đồng thời tập những bài yoga nhẹ nhàng còn giúp các sinh nở dễ dàng hơn. Trước buổi tập khoảng 1 giờ, bạn nên ăn nhẹ để tránh bị tụt đường huyết khi đang luyện tập. Sau khi tập xong, tiếp tục ăn nhẹ để nạp thêm năng lượng trong vòng 1 giờ sau đó.

Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 8

  • Làm mới mái tóc: Để tiện lợi cho việc sinh nở và ở cử được gọn gang và sạch sẽ các mẹ nên nghĩ đến việc thử tạo cho mình một phong các mới bằng việc cắt tóc ngắn. Tuy nhiên nếu bạn vẫn quyết định giữ cho mình mái tóc dài óng mượt thì có thể biết tấu để gọn gang hơn như búi tóc hay cột đuôi gà đề trông trẻ trung và có thể ăn gian được hiều cao.
  • Mồ hôi: Bạn sẽ cảm thấy nóng bức và đổ nhiều mồ hơi hơn trong tháng thứ 8 này. Một số mẹo nhỏ giúp bạn hạn chế việc tiết mồ hôi: ống nhiều nước, tránh làm việc hoặc luyện tập trong môi trường nhiệt độ cao, mặc quần áo chất liệu thoáng mát, không uống đồ uống nóng và thức ăn cay, luôn mang theo quạt cầm tay, dùng phấn rôm để hạn chế cảm giác nhờn rít.

Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 8

Mang thai tháng thứ 8 có nên quan hệ không?

  • Vào giai đoạn cuối này thì nhu cầu sinh lý của các bà mẹ cũng giảm dần, nếu có quan hệ, các bạn nên chú đế hạn chế để dương vật cũng như tinh dịch vào tử cung, vì trong tinh dịch có nhiều prostaglandin làm tử cung bị co thắt dẫn đến việc sinh non. Tuy nhiên, khả năng này rất ít xảy ra.
  • Thai nhi được bảo về an toàn trong buồng tử cung nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc, vì thế khi quan hệ có đưa vào sau cũng không thể chạm đến được thai nhi. Do đó, việc bà bầu mang thai tháng thứ 8 có thể quan hệ bình thường.
  • Vào giai đoạn cuối này, là giai đoạn mà thiên nhần bé nhỏ kia chuẩn bị chào đời, vì thế mà bụng các bà bầu càng to, nặng nề hơn trước. Vì vậy, mà việc quan hệ cũng trở nên khó khăn hơn giữa các cặp vợ chồng, các ông chồng nên cẩn thận trong việc quan hệ cho đúng cách, để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé được bảo vệ tốt nhất.
  • Người chồng nên tạo những tư thế quan hệ an toàn, thoải mái cho bà bầu, tránh việc quan hệ khiến bụng bà bầu bị đè nặng, hoặc bị đụng mạnh. Vì thế, hãy tạo những tư thế như: tư thế ngồi, tư thế nằm song song, vợ cưỡi ngựa…những tư thế này sẽ giúp vợ và chồng kiểm soát được độ an toàn.
  • Ngoài ra, nếu không quan hệ bạn có thể yêu bằng miệng, âu yếm nhau để thể hiện người vợ lúc nào cũng được chồng quan tâm, chăm sóc, tình cảm vợ chồng nồng ấm hơn. Tuy nhiên, các ông chồng không được thổi khí vào âm đạo người vợ, vì việc không khí vào âm đạo sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi.
Mang thai tháng thứ 8 có nên quan hệ không?
Mang thai tháng thứ 8 có nên quan hệ không?

Mang thai tháng thứ 8 cần chú ý những gì?

Nghỉ ngơi

  • Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục.
  • Phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nhất định cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và buổi tối, đó là cách chăm sóc cho thai nhi khỏe mạnh. Nếu có vận động thì nên vận động nhẹ bằng cách đi lại nhẹ nhàng.

Tránh căng thẳng

  • Mẹ bầu bị căng thẳng sẽ không tốt cho thai nhi chút nào.
  • Hãy cố gắng để tinh thần luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Cảm xúc của bạn như thế nào thì thai nhi cũng vậy.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ

  • Trong thời gian này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.
  • Khi gần đến ngày sinh, phụ nữ mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần. Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu… thì cần nhập viện ngay.
Chú ý vệ sinh sạch sẽ
Chú ý vệ sinh sạch sẽ

Cần chú ý âm đạo bị chảy máu

  • Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này.
  • Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.

Môi trường sinh sống ồn ào

  • Khi thai nhi 6 tháng đã nghe được âm thanh từ bên ngoài, nếu mẹ sống ở nơi quá ồn ào dễ làm cho thai nhi mất đi độ nhạy cảm của thính giác trước khi sinh ra.
  • Âm thanh ồn ào cũng làm cho cơ thể bà bầu bất an, tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mẹ không nghỉ ngơi tốt, thai nhi là người chịu hại trực tiếp nhất.

Không ngồi một chỗ quá lâu

  • Dù bạn ở cơ quan hay ở nhà thì cũng nên tránh ngồi một chỗ quá lâu. Việc ngồi một chỗ quá lâu có thể khiến các bà bầu bị đau lưng, tạo áp lực lên bụng.
  • Mẹ bầu nên nhớ thường xuyên đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng sẽ tốt cho thai nhi hơn.

mang-thai-thang-thu-8-can-chu-y-nhung-gi-bb-baaacYRjlD

Tránh ồn ào

  • Những nơi ồn ào sẽ không tốt cho sức khỏe của thai nhi.
  • Bất cứu điều gì bạn nghe, nói đều có ảnh hưởng đến trẻ.

Tránh những chuyến đi dài ngày

  • Khi đang mang thai tháng thứ 8, có thể bà bầu sẽ chuyển dạ bất cứ lúc nào. Những dấu hiệu chuyển dạ sẽ xuất hiện từ từ.
  • Để tránh những tình huống không lường trước, bà bầu nên tránh các chuyến đi dài ngày.

Khám thai định kỳ

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối bạn nên đi khám thai thường xuyên, khoảng mỗi tuần 1 lần. Tầm quan trọng của khám thai định kỳ có ý nghĩa như sau:

  • Siêu âm: Đánh giá sự phát triển của bào thai, phát hiện kịp thời bất thường của thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau
  • Thử nước tiểu: Giúp kịp thời phát hiện bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
  • Đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung, đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.
  • Đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ có các nguy cơ cao như tiểu đường, tiền sản giật, dọa sinh non, chuyển dạ sinh non.
  • Bác sĩ khuyến cáo, ở giai đoạn cuối thai kỳ, khi sản phụ thấy các triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo… cần phải nhập viện ngay.
Khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ

Hi vọng với bài viết Những điều cần biết khi mang thai tháng thứ 8 sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ được những thay đổi của mình cũng như là thai nhi để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho một thai kỳ được trọn vẹn. 

Viết một bình luận