Chó là loại vật nuôi gần gũi với người dân Việt Nam. Ở thành phố, do điều kiện nhà cửa, chó thường được nuôi để làm kiểng. Còn vùng nông thôn, chó thường được nuôi để trông nhà cửa. Chó là loại động vật đáng yêu, thông minh tuy nhiên nó có thể mang trên mình virus dại. Do đó việc tìm hiểu những điều cần biết khi bị chó dại cắn rất là cần thiết và quan trọng, đồng thời còn giúp bạn bĩnh tĩnh, chủ động xử lý khi mình, người nhà, hoặc mọi người xung quanh bị chó cắn.
Bệnh dại là một căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh của con người, và có thể gây đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Virus này chủ yếu bị lây nhiễm qua vết cắn, hoặc vết thương hở dính vào nước bọt của động vật như chó, mèo, ..
Khi bị chó dại cắn phải làm gì?
Cách ly nạn nhân với con chó đã cắn
Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly nạn nhân với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với nạn nhân và người sơ cứu. Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.
Tốt nhất sau khi con chó cắn nạn nhân bớt hung dữ bạn tìm cách bắt nó nhốt lại để theo dõi nhé bởi tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình điều trị vết thương và sức khỏe của nạn nhân. Cần giữ được sự bình tĩnh đối với cả nạn nhân bị chó cắn và người sơ cứu cho dù tình hình thế nào để việc sơ cứu và xử lý những bước tiếp theo đạt hiệu quả.
Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn
- Đầu tiên, ngay lúc bị chó cắn cần phải rửa sạch vết thương: Nhanh chóng rửa sạch vết thương để tránh bị nhiễm trùng. Khi rửa nên rửa với xà phòng hoặc các loại dung dịch sát trùng dưới vòi nước sạch. Lưu ý, cần rửa nhẹ nhàng, tránh làm lở loét vết thương.
- Mặc cho vết cắn lớn, làm máu vẫn chảy trong lúc rửa ta vẫn rửa vết thương mà không cầm máu. Sau khoảng 10 phút nếu máu vẫn còn chảy thì nâng cao vùng bị cắn để tránh chảy máu nhiều hoặc cầm máu bằng bông gạt sạch
- Sau khi rửa sạch vết thương, sát trùng lại bằng nước muối loãng, oxy già, cồn, …Nếu tại nhà có thuốc kháng sinh, thì bôi lên vết cắn ít kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. Băng vết thương lại đễ tránh nhiễm trùng bụi bẩn và đồng thời làm giảm cơn đau ở vết cắn.
- Loại virus nguy hiểm này có thể tồn tại ở bất kì loại đồng vật nào, đặc biệt là chó, dù cho chó nhà nuôi hay chó người đường thì sau khi sơ cứu vết thương xong cần nên đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm vắcxin phòng bệnh.
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.
- Tiêm phòng cho nạn nhân: Nạn nhân bị chó cắn cần được tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác, tuy nhiên bạn cần theo dõi con chó cẩn thận kết hợp hói ý kiến bác sỹ, nếu trong 15 ngày con chó bỏ ăn, mất tích, chết hoặc bị giết, bán mổ thì cần tiêm phòng ngay cho nạn nhân và có tiến trình điều trị phù hợp để nạn nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm sau này. Nếu sau 15 ngày con chó vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường thì không nhất thiết phải tiêm phòng do vắc xin phòng dại sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe nạn nhân. Tuy nhiên về vấn đề này bạn nên hỏi kỹ ý kiến bác sỹ nhé.
Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vaccin dại và huyết thanh kháng dại:
- Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
- Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… dù vết cắn nhẹ.
- Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.
- Không theo dõi được con vật.
- Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.
Mọi thông tin khác mời bạn tham khảo thêm tại website: http://cungok.com
Chích ngừa chó dại cắn bao nhiêu tiền?
Phác đồ tiêm phòng dại:
- Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab).
- Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28.
- Giá của Verorab hiện nay khoảng 170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.
- Tiêm phòng bằng thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida).
- Chích từ 4 – 6 lần, cách 2 ngày chích 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 – 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày chích 1 lần, chích trong da.
- Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc. Giá của mỗi liều tiêm khoảng 10.000đ/liều.
Nếu vết cắn ở đầu, mặt, cổ, bộ phận sinh dục; vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ; niêm mạc bị chó nghi dại liếm; trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại thì phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique ). Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại tiêm bắp.
SAR thường được chích ở mông, chích ngay ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và không dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc. Bạn có thể đến Viện Pasteur, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại. Các loại thuốc hoàn tán không thể chữa được bệnh dại.
Bị chó dại cắn chích ngừa ở đâu?
- BV quận Bình Thạnh ở: 112AB Đinh Tiên Hoàng, P.1, Q. Bình Thạnh. ĐT: (08) 3841 8492. BV quận Bình Thạnh có tiêm phòng dại, anh có thể đưa cháu đến đó cho gần. Giá vacxin ngừa dại là 150.000đ/mũi.
- Sau khi chó cắn cần theo dõi con chó trong vòng 2 tuần, nếu chó có biểu hiện bất thường như ủ rũ, bỏ ăn hay trở nên hung dữ, thay đổi tính nết… thì anh nên báo ngay cho BS biết để tiêm huyết thanh kháng dại.
- Trong bảng giá tiêm ngừa của BV quận Bình Thạnh không thấy có huyết thanh kháng dại. Còn tại Viện Pasteur TPHCM (252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, ĐT: 08-3823 0352), giá huyết thanh kháng dại là 120.000đ/ml.
Để đạt hiệu quả cao, khi tiêm phòng dại cần chú ý những vấn đề gì?
- Phải tiêm sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại.
- Phải tiêm đủ số mũi, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccin dại và phác đồ tiêm.
- Phảt tiêm đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và vaccin phải được bảo quản ở nhiệt độ 4oC – 8oC.
- Trong thời gian tiêm không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích.
- Không dùng các thuốc có dạng corticoid, ACTH, các thuốc làm giảm miễn dịch… trong và sau khi tiêm phòng dại 6 tháng.
Khi bị chó dại cắn không nên ăn gì?
Khi tiêm vắc – xin vào thì bạn chỉ cần hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích hay dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch. Ngoài ra, thì bạn có thể ăn uống bình thường như một người khỏe mạnh.
Những điều cần biết về triệu chứng dại ở động vật
- Hung dữ khác thường.
- Nước dãi nhiều.
- Giọng sủa khàn.
- Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.
- Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.
Khi bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Diễn biến của bệnh dại thường có 2 thời kì:
- Thời kì đầu: từ ngày 1 đến 4 thường có biểu hiện như sốt, đau đầu, mất ngủ, ngứa chỗ vết cắn, ..
- Thời kì phát: từ ngày 4 đến 10 lúc này người có biểu hiện rõ rệt như chóng mặt, đau đầu nhiều, buồn nôn, sợ nước và gió, vã mồ hôi, hạ huyết áp,… Người bệnh có thể tử vong sau 7-10 ngày.
Tuy nhiên thời gian ủ bênh của bệnh dại cũng rất khác nhau tùy theo vết cắn. Những Vết cắn sâu ở gần khu vực trung ương thần kinh như: mắt, bộ phận sinh dục, mặ, cổ,…thì thời kì ủ bệnh sẽ rất nhanh, có những biểu hiện rõ rệt. Nếu bị những vết cắn sâu ở đây thì cần đến ngay trung tâm y tế để tiêm vacxxin ngừa dại và ngừa uốn ván.
Đối với những vết cắn nhẹ, xa trung ương thần kinh, không có những triệu chứng phát bệnh thì ta nên theo dõi chó. .Nếu sau 15 ngày chó có những biểu hiện bị dại thì nên đến trung tâm y tê. Còn sau 15 chó vẫn bình thường thì không cần phải tiêm vacxin.
Làm gì khi trẻ bị chó dại cắn?
- Đầu tiên, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.
- Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…) rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.
- Dùng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70o hoặc dung dịch iod) để sát trùng vết thương.
- Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.
- Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp.
Những điều cần biết trong cách phòng chống chó dại cắn
- Thường xuyên tiêm ngừa phòng dại cho chó. Khi thấy chó có dấu hiệu bị dại cần đưa đến trạm thú ý để được tiêm phòng và chữa trị. Tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
- Khi nuôi chó cũng cần giữ vệ sinh, tắm rửa cho có, có chuồng hoặc xích để nhốt chó lại. Khi đưa chó đi dạo hạn chế để chó chạy nhông, cần đeo rọ mõm cho chó.
- Khi bị chó cắn, cần bĩnh tĩnh tuân thủ thực hiện các bước trên. Đặc biệt không dùng các loại thuốc nam, hoặc các thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng đắp lên vết cắn.
- Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.
Giới thiệu Trang https://animalworld.vn Chuyên chia sẻ kiến thức, những thông tin bạn chưa biết về thế giới động vật như chúng sống ở đâu, đặc điểm ngoại hình, cách nuôi, giá bao nhiêu,…
Phòng bệnh hơn chữa bệnh – bài viết những điều cần biết khi bị chó dại cắn này chắc chắn rằng sẽ hữu ích cho tất cả các bạn đọc. Đây như là liều thuốc bỏ tay, giúp chúng ta bình tĩnh, chủ động xử trí khi mình hoặc người khác bị chó cắn, để phòng những tình huống xấu, trường hợp không đáng xảy ra.