Cách quét nước xi măng chống thấm đúng cách?

Hầu như tất cả các công trình sau khi thi công xong đều được quét lại bằng một lớp nước xi măng, bước này nhằm bảo vệ công trình khỏi bị thấm nước, bảo vệ bề mặt công trình được bền bỉ hơn và có thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên sau một thời gian thì phần đa các bề mặt đều bị thấm nước và bị bong tróc dần, nguyên nhân do đâu? Câu trả lời nằm ở việc quét nước xi măng chưa đúng cách? Vậy quét nước xi măng như thế nào mới là đúng cách? Cần lưu ý những gì trong quy trình quét xi măng? Mời bạn cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu nhé!

Thấm tường là gì? Tác hại như thế nào? Nguyên nhân tường bị thấm?

Thấm tường là một hiện tượng phổ biến thường gặp trong các công trình xây dựng, hiện tượng này gây ra những vết loang ố hoặc các đám mốc xanh, mốc đen bên trong nhà. Các vết loang ố để lâu ngày sẽ làm bong tróc phồng rộp lớp sơn lâu dần sẽ làm bục lớp vữa trát khiến cho công trình xuống cấp trầm trọng. Ngoài ra hiện tượng thấm tường sẽ tạo nên mùi hôi, ẩm ướt đặc biệt là vào mùa mưa, vào mùa khô có giảm nhưng không cải thiện được mùi ẩm và nét thẩm mỹ của công trình.

Hiện tượng này vì thế mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình làm giảm tuổi thọ của công trình. Để ngăn ngừa hiện tượng này có khá nhiều cách trong đó phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều nhất là quét nước xi măng chống thấm.

Một công trình để xảy ra thấm tường thì có rất nhiều nguyên nhân như: thấm do nứt cổ trần, thấm do mặt sàn tầng thượng bị thấm, thấm do nứt tường, thấm do tường không được trát,.. Nhưng trong đó nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là do lớp chống thấm được xử lý không đảm bảo do vậy sau khi đưa vào sử dụng một thời gian ngắn đã bị xuống cấp và không thể bảo vệ công trình khỏi sự thâm nhập của nước.

Cách quét nước xi măng chống thấm đúng cách?

Để có được lớp nước quét xi măng chống thấm hiệu quả nhất bạn có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm. Bước này bạn cần phải dọn dẹp chướng ngại vật trên bề mặt cần chống thấm như di dời các ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần còn sót lại, lau chùi sạch các mảng nước đọng… Gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông. Đảm bảo bề mặt cần chống thấm được khô ráo sạch sẽ.

– Bước 2: Chuẩn bị dung dịch chống thấm. Bước này vô cùng quan trọng. Bạn nên lưu ý trong quá trình trộn, các thành phần xi măng và nước cần được kết hợp theo tỷ lệ phù hợp, tránh cho nước quá nhiều hoặc quá ít. Tùy theo lượng xi măng mà có định lượng mức nước phù hợp. Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp, quá trình trộn phải trộn đều tay để xi măng hòa đều với nước.

– Bước 3: Quét lớp chống thấm. Bạn nên quét đều tay, từ ít đến nhiều, từ nhỏ đến lớn. Có thể quét 2 lớp, lớp đầu bạn nên quét qua, để khô tự nhiên trong vòng 10 phút sau đó quét tiếp lần 2. Lớp chống thấm phải được dàn mỏng và đều. Không quét quá dày hoặc quá mỏng.

Bước 4: Bảo dưỡng lớp chống thấm. Sau khi hoàn thiện, bề mặt nên được bảo dưỡng ngay để tránh bị khô quá nhanh, che phủ bằng nilông hoặc bao tải để tránh những tác động từ bên ngoài làm hỏng lớp nước xi măng vừa mới quét.

Để nắm bắt chính xác quá trình thi công chống thấm và sơn nước mời bạn tham khảo tại website: http://giaphatthinh.com

Tạo sao quét nước xi măng rồi mà tường vẫn bị thấm? Cách khắc phục

Các bác thợ xây sau khi thi công, trát vữa xong đều sẽ tiến hành quét ngay nước xi măng để bảo vệ tường khỏi thấm. Tuy nhiên, sau khi quét nước xi măng tường vẫn thấm, điều này là do các nguyên nhân sau:

– Quá trình hòa xi măng với nước không kỹ dẫn đến vón cục, có thể nói cách khác là việc xử lý nước xi măng không đảm bảo, khiến cho nước xi măng sau khi quét bị vón cục, không phủ đều lên bề mặt, sau một thời gian những chỗ không được phủ nước xi măng sẽ bị thấm nước trước tiên và lan dần ra các khu vực xung quanh.

– Trước khi quét nước xi măng không xử lý bề mặt tường. Bề mặt tường sau khi trát vữa nếu không được che chắn cẩn thận rất dễ bị thấm nước, việc này ảnh hưởng không nhỏ tới độ chống thấm của nước xi măng. Đồng thời bề mặt tường có những vật chướng sẽ gây cản trở trong quá trình quét nước, làm cho nước xi măng không đều.

– Quét nước xi măng không đều (chỗ có chỗ không). Nếu bạn quét nước xi măng quá dày sẽ rất dễ gây nên hiện tượng nứt chân chim, những khu vực nứt là nơi rất dễ bị thấm nước. Tương tự nếu quét quá mỏng cũng sẽ tạo nên khoảng yếu, nước dễ bị thấm vào những khoảng này.

Như vậy để đảm bảo quét nước xi măng chống thấm hiệu quả thì trong tất cả các bước của việc thi công đều cần phải cẩn trọng, tỉ mỉ và đặc biệt lưu ý trong khâu quét nước chống thấm. Hi vọng bài viết đã cho bạn thêm những thông tin hữu ích trong việc bảo vệ các công trình bền đẹp với thời gian. Cảm ơn bạn đã theo dõi.