Hiện tại gia đình đã có em bé chào đời được hơn 1 tuần tuổi. Mình có nhớ hồi ấy vợ mình mang bầu ốm nghén, người ũ rũ mệt mỏi, không nhích người ra khỏi cái giường. Mình thấy vợ ốm nghén thương vợ lại lo cho cái thai nhi trong bụng. Mẹ cứ nghén và mệt mỏi vô cùng mà không muốn nuốt thứ gì cả. Vậy thì phải làm sao? Lúc ấy mình cũng như các bạn rất băn khoăn và lo lắng vô cùng không biết có nên truyền nước không? Kinh nghiệm từng trải, bài viết hôm nay Bà bầu có nên truyền nước để giảm ốm nghén không một phần nào sẽ cho các bầu yên tâm hơn.
Tại sao cơ thể mệt mỏi lại nên truyền nước
Truyền nước hay truyền dịch là biện pháp được sử dụng nhiều và phổ biến trong ngành y học hiện nay. Mỗi cơ thể con người đều có những chỉ số trung bình trong máu về các chất đạm, đường muối và các chất điện giải,… Theo kết quả xét nghiệm nếu những chỉ số trung bình trên thấp hơn những chỉ số bình thường cho phép thì đó cơ thể cần phải bù đắp nước. Tùy thuộc vào những kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định truyền nước hay không. Những trường hợp bệnh nhân cần truyền nước là khi bị mất nước, mất máu, bị suy dinh dưỡng, bị ngộ độc, trước và sau khi phẩu thuật, khi cấp cứu, khi cần đưa thuốc vào máu…Hiện nay, có rất nhiều trường hợp cả bác sĩ và người người bệnh quá lạm dụng việc truyền nước. Một số trường hợp bị biến chứng do tự ý truyền dịch hoặc lạm dụng việc truyền dịch.
Dịch truyền là gì?
Dịch truyền là loại dung dịch hòa tan chứa nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng là nước cất, ngoài ra có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất.
Hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản đó là: nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin); nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%…) và nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử…) dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.
Bà bầu có nên truyền nước không?
Vợ nhà mình khi mang thai ba tháng đầu ốm nghén, người mệt mỏi, ăn gì vào khoảng chừng độ 5-10 phút là nôn hết ra. Trong giai đoạn đầu do ốm nghén cơ thể không tiếp nhận được chất dinh dưỡng sút hẳn 5kg liền. Khi đến phòng khám thì tình trạng bà bầu ốm nghén giống như bà nhà mình thì gặp rất nhiều. Do đó, một số mẹ bầu cứ năn nỉ thầy thuốc cho dạng thuốc tiêm. Thậm chí có sự lạm dụng đến độ có người không bệnh tật gì chỉ thấy mệt một chút nhưng muốn cho khỏe hơn cứ nài nỉ thầy thuốc xin vô “nước biển”, vô “đạm” hay vô “mỡ”. Cần nhấn mạnh rằng truyền dịch, tức vô mấy thứ dịch truyền vừa kể, là rất quý khi hữu sự nhưng không phải luôn là phương cách tốt nhất để chữa bệnh hoặc để bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe.
Theo như lời bác sĩ giải thích với trường hợp ốm nghén xanh mặt như vậy về việc khi mang thai có nên truyền nước hay không như sau:
+ Loại thứ nhất là dịch truyền cung cấp nước, các chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị mất nước, mất chất điện giải. Dung dịch này có chứa glucose, muối natri clorid hoặc dung dịch chứa nhiều chất điện giải có tên Ringer Lactat.
+ Loại dịch natri bicarbonat : là dung dịch tái lập cân bằng kiềm tan trong cơ thể được dùng trường hợp cơ thể bị bệnh hoặc thừa toan hoặc thừa kiềm. Truyền dịch loại này sẽ có tác dụng trung hòa sự thừa tan hay thừa kiềm, như khi người bệnh bị tan huyết.
+ Loại thứ 3 là dịch truyền cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh không thể ăn qua đường tiêm tĩnh mạch, đây là loại dịch truyền hay bị lạm dụng. Dịch truyền loại này cung cấp các axít amin thiết yếu, các vitamin và chất khoáng, một số chất béo cho bệnh nhân.
+ Loại thứ 4 là dạng dịch truyền thay thế máu được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị mất máu. Dịch truyền loại này là các dung dịch keo chứa các chất có phần tử lớn như dextran có tác dụng tái lập khối lượng chất lỏng trong máu. Ngoài ra, người ta cần dùng dịch truyền có chứa thuốc như kháng sinh để tiêm truyền trong trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng. Bị nhiễm khuẩn nặng nếu dùng kháng sinh dạng uống sẽ không có hiệu quả.
Những bệnh nhân bình thường rơi vào những trường hợp trên thì việc truyền nước là chuyện cần làm. Nhưng đối với bà bầu thì không được truyền nước ở những truyền hợp trên. Nếu tiến hành truyền nước khi mang bầu mà không đúng thời điểm sẽ sai quy trình ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng đắng miệng khả năng mắt bệnh gì >> Click Xem Full
Vậy bà bầu khi nào là được truyền nước
Đây là câu hỏi của rất nhiều cặp vợ chồng mình gặp ở bệnh viện, trong đó nhà mình. Thật sự khi thấy vợ mang bầu ốm nghén mặt mũi xanh như tàu lá chuối mình rất thương và sốt ruột. Vợ chồng mình còn trẻ với lại lần đầu có con nên chưa có kinh nghiệm gì. Khi nghe bác sĩ giải thích: Ba tháng đầu thì việc ốm nghén là chuyện bình thường, xảy ra do sự thay đổi nội tiết, dinh dưỡng trong cơ thể và thường sẽ hết sau 3 tháng nên không cần thiết phải truyền nước.. Còn việc bà bầu có nên truyền nước hay không thì còn tùy thuộc vào mức độ bị nghén như thế nào. Theo các bác sĩ thì mẹ bầu có thể truyền nước và đạm trong những trường hợp quá mất sức và không ăn uống được dài ngày.
>> Xem thêm: Tác dụng của truyền nước biển XEM TẠI https://toptacdung.com/truyen-nuoc-bien/